Kết nối cảm xúc bằng những trải nghiệm của người học Marketing

Ngày nay, khách hàng không đơn thuần muốn doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình. Cao hơn nữa, họ muốn có sự kết nối cảm xúc với thương hiệu mà mình đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đó chính là lý do tại sao bạn cần đáp ứng nhu cầu khách hàng của bạn không chỉ về mặt lý trí mà còn là cảm xúc bằng cách tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
 
Kết nối cảm xúc bằng những trải nghiệm của người học Marketing 14

Marketing - cảm xúc để chạm tới trái tim khách hàng
Ấn tượng đầu tiên bạn có với một người lạ được hình thành trong vòng chưa đầy một giây, nghe qua thì đúng là khó tin nhưng đó lại cực kì chính xác. Chính vì điều đó đã làm cho cảm xúc của nhiều người bị dao động khi bị ấn tượng mạnh đối với những sản phẩm thu hút khi mình nhìn thấy đầu tiên. Nhưng điều đó không đồng nghĩa việc chất lượng sẽ bị hạ xuống, chính vì sự quan trọng của cảm xúc mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng yếu tố này vào trong các chiến dịch tiếp thị. Họ sẵn sàng đầu tư những tư liệu marketing hết sức độc đáo, táo bạo trong cách thể hiện để làm rõ lên được nét đặc trưng mà doanh nghiệp đang sở hữu. Khi khách hàng nhìn vào, họ sẵn sàng chi trả các chi phí từ sản phẩm khi họ thấy đủ cảm giác an toàn và thú vị. Các quyết định nhanh chóng và có cảm giác chắc chắn giúp tiết kiệm thời gian và bớt đau đớn hơn hẳn cho khách hàng. Chính vì điều đó, marketing lại là một lựa chọn hàng đầu, khi đánh sự tập trung cần thiết cho khách hàng cảm nhận. Một khi sản phẩm marketing chạm tới trái tim khách hàng, thì đó chính là một thứ gia vị tuyệt vời cho một sản phẩm vĩ đại, đôi khi đó cũng chính tạo nên giữa 2 bên được kết nối cảm xúc, củng cố mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu qua thời gian.

Tạo kết nối cảm xúc bằng cách của người học Marketing
Một sản phẩm tốt có thực sự thành công khi tạo được sự kết nối cảm xúc với mọi người? Tất cả doanh nghiệp đều xây dựng hình ảnh của mình thông qua trải nghiệm bán hàng đặc biệt và vô cùng khác biệt, đề cập đến nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Nghiên cứu về quảng cáo cho thấy: phản ứng về mặt cảm xúc – yêu, ghét, thất vọng hay khó chịu đối với một mẫu quảng cáo ảnh hưởng phần lớn đến quyết định mua của người tiêu dùng thay vì nội dung như chúng ta vẫn lầm tưởng. Để đạt được hiệu quả cao khi người mua tin tưởng sử dụng, người học Marketing nên tạo kết nối cảm xúc giữa sản phẩm và các công cụ hỗ trợ, đánh vào tiềm thức của người tiêu dùng và tạo sự kết nối đặc biệt về cảm xúc với thương hiệu.
Hình ảnh phân tích não bộ cho thấy khi người tiêu dùng đánh giá thương hiệu, họ sử dụng yếu tố cảm xúc – dựa trên cảm giác và trải nghiệm cá nhân, chứ không phải thông tin về thương hiệu, chẳng hạn như các tính năng. Điều này đồng nghĩa với việc, cho dù bạn đang tiếp thị một trang chủ, trang đích,…; kết nối cảm xúc với người xem là yếu tố quan trọng nhất. Bởi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác họ thường dựa trên yếu tố cảm xúc chứ không hề dựa trên một yếu tố logic nào cả. Vì vậy việc học Marketing giúp kết nối giữa sản phẩm với khách hàng, giữa thương hiệu với khách hàng và đặc biệt giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp “Cảm xúc” thông qua sản phẩm mà họ bán

Chương trình Việt - Nhật giúp Sinh viên thực hiện Marketing bằng cảm xúc
Ngành Marketing hiện tại đang là một trong những ngành khá hot và cần thiết tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Nắm được tình hình đó, trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã cho ra đời chương trình Việt - Nhật dưới sự bảo lãnh của Hiệp hội doanh nghiệp cũng như chính phủ Nhật Bản. Chương trình đào tạo song song chuyên ngành tiếng Việt và ngoại ngữ là tiếng Nhật. Trong quá trình học sinh viên sẽ được va chạm khá nhiều với các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là chuyến đi Internship thực tập tại xứ sở hoa anh đào. Sinh viên ngành Marketing chương trình Việt - Nhật sẽ được trau dồi đầy đủ chuyên môn và tiếng Nhật để cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản theo yêu cầu.
Chương trình Việt - Nhật HUTECH được xây dựng theo hướng hiện đại, phát triển kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp toàn diện cho người học, áp dụng theo chuẩn của Đại học Công nghệ Kanazawa (KIT) và các trường Đại học hàng đầu Nhật Bản. Theo đó, với sự ủng hộ của chính phủ Nhật và sự tài trợ của các Doanh nghiệp Nhật Bản, sinh viên sẽ được tăng cường Tiếng Nhật trong quá trình đào tạo, được các giáo sư của KIT và các chuyên gia từ các doanh nghiệp tham gia giảng dạy, kể cả các môn học chuyên ngành. Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Nhật Bản thành công trên thương trường quốc tế đó là họ đã từng bước sử dụng các chiến lược Marketing một cách linh hoạt và hiệu quả khi tiến hành xâm nhập thị trường quốc tế và hơn hết họ đã biết cách vận dụng cảm xúc khi làm Marketing. Hãy lựa chọn VJIT để biết cách vận dụng marketing bằng cảm xúc.
14617117
Các tin khác
Khai mạc Tư vấn tuyển sinh đại học 2025: HUTECH chia sẻ nhiều thông tin giá trị giúp thí sinh định hướng tương lai Sáng nay (6/01), chương trình Tư vấn tuyển sinh đại học với chủ đề "Đúng ngành nghề - Sáng tương lai" - Lần thứ 17 đã chính thức khai mạc tại...
Chinh phục ước mơ làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản với 10 ngành “hot” của Chương trình Việt - Nhật 2024 Trước nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp Nhật Bản ngày một tăng, HUTECH triển khai Chương trình Việt - Nhật, đảm bảo đào tạo...
20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 Với 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh có nhiều lựa chọn để đăng ký ngành, trường yêu thích.
HUTECH công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm đối với hai phương thức xét tuyển học bạ đợt 1 năm 2024 Ngày 03/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm theo hai phương thức xét tuyển học bạ THPT...
HUTECH nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ đợt 2 đến 31/5: Từ 18 - 24 điểm HUTECH thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 2 từ 01/4 đến 31/5 cho tất cả các ngành đào tạo tại Trường, với mức điểm nhận hồ sơ từ 18 - 24 điểm.
HUTECH công bố 04 phương thức tuyển sinh Đại học dự kiến năm 2024 Ngày 20/12/2023, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) công bố phương án tuyển sinh Đại học chính quy dự kiến năm 2024. Cụ thể như sau:
×