Phương pháp dạy học chủ động: Hướng đi mới trong giảng dạy Nhật ngữ tại VJIT

Ngày 31/12, Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức Seminar “Sử dụng phương pháp dạy học chủ động trong học phần Nhật ngữ”, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên trao đổi ý kiến, đề xuất các phương pháp sáng tạo nhằm tối ưu hóa hoạt động giảng dạy.
 
Với tham luận chủ đề “Phương pháp giảng dạy chủ động nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên VJIT”, ThS. Lưu Thế Bảo Anh - Trợ lý Viện trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay yêu cầu cao về kỹ năng chuyên môn, việc xây dựng phương pháp giảng dạy chủ động đóng vai trò quan trọng đối với việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất của người học.

 
Phương pháp dạy học chủ động: Hướng đi mới trong giảng dạy Nhật ngữ tại VJIT 10
ThS. Lưu Thế Bảo Anh nhấn mạnh vào các phương pháp khơi gợi sự hứng thú và chủ động của sinh viên
 
Để khơi gợi sự hứng thú và chủ động của sinh viên, cô đưa ra một số phương pháp cụ thể như: phương pháp động não (Brainstorming), hoạt động nhóm (Group based learning), đóng vai (Role play teaching). Ở nhóm phương pháp học qua trải nghiệm, cô gợi ý hai hình thức như giảng dạy theo dự án và nghiên cứu tình huống. Cô Lưu Thế Bảo Anh cũng lưu ý việc nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên bằng cách tăng cường các khóa đào tạo và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học.
 
ThS. Đặng Thị Mỹ Ngọc - Giảng viên VJIT tiếp nối với tham luận “Ứng dụng mô hình CDIO trong phương pháp giảng dạy tiếng Nhật đáp ứng chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên VJIT”. Nội dung báo cáo của cô gồm 6 phần: đặt vấn đề, kỷ nguyên của phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, giảng dạy ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra, mô hình CDIO , ứng dụng mô hình CDIO trong giảng dạy tiếng Nhật ở VJIT và kết luận.

 
Phương pháp dạy học chủ động: Hướng đi mới trong giảng dạy Nhật ngữ tại VJIT 24
Tham luận của ThS. Đặng Thị Mỹ Ngọc tập trung vào ứng dụng của mô hình CDIO
 
Báo cáo của cô tập trung vào mô hình CDIO - Conceive (hình thành ý tưởng), Design (thiết kế ý tưởng), Implement (thực hiện ý tưởng), Operate (vận hành ý tưởng) và ứng dụng của mô hình. Khi áp dụng vào giảng dạy tiếng Nhật không chuyên, mô hình này có nhiều ưu điểm để sinh viên phát triển năng lực ngoại ngữ độc lập và giảng viên có thể linh hoạt hơn trong công tác giảng dạy từng khối lớp/ngành học.
 
“Sử dụng phương pháp dạy học chủ động trong học phần Nhật ngữ” là tham luận được trình bày bởi báo cáo viên Lê Châu Quý - Giảng viên VJIT. Cô cho biết, bên cạnh việc nâng cao trình độ của giảng viên, việc tạo nên một môi trường học tập năng động, tích cực, khuyến khích sinh viên hợp tác và hỗ trợ cũng là phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Ngoài ra, giảng viên cũng cần ứng dụng công nghệ vào trong công tác giảng dạy bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá phù hợp nhất.

 
Phương pháp dạy học chủ động: Hướng đi mới trong giảng dạy Nhật ngữ tại VJIT 38
Phần trình bày tham luận “Sử dụng phương pháp dạy học chủ động trong học phần Nhật ngữ” của cô Lê Châu Quý
 
Tham luận cuối được trình bày là “Ứng dụng một số phương pháp dạy học chủ động trong giảng dạy học phần Nhật ngữ 18” của báo cáo viên Lê Nguyễn Minh Thanh - Giảng viên VJIT. Học phần Nhật ngữ 18 là học phần cuối của sinh viên năm 3 và năm 4 học tại VJIT, có mục tiêu giúp sinh viên nắm vững các quy tắc xã hội Nhật Bản và các quy định khi phỏng vấn, làm việc tại Nhật.

 
Phương pháp dạy học chủ động: Hướng đi mới trong giảng dạy Nhật ngữ tại VJIT 50
Cô Lê Nguyễn Minh Thanh trình bày một số phương pháp trong giảng dạy học phần Nhật ngữ 18
 
Để có thể đạt kết quả cao ở học phần này, cô đã đưa ra nhiều phương pháp dạy và học hiệu quả, trong đó phải kể đến phương pháp Jigsaw - chia thành viên có số thứ tự giống nhau theo từng nhóm. Cô cho biết đã áp dụng phương pháp này vào thực tế lớp học và nhận thấy sinh viên tham gia giờ học tích cực cũng như tiến bộ hơn về khả năng đọc hiểu tiếng Nhật.

 
 
 Phương pháp dạy học chủ động: Hướng đi mới trong giảng dạy Nhật ngữ tại VJIT 65
Seminar tạo điều kiện để giảng viên VJIT trao đổi ý kiến về nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy

 
Các tham luận được trình bày tại seminar “Sử dụng phương pháp dạy học chủ động trong học phần Nhật ngữ” đã mang đến những góc nhìn đa chiều về phát triển các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Nhật ngữ, qua đó đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong thời đại mới.

Tin: Hoài Như
Ảnh: Quốc Đạt
TT. Truyền thông
14623065
Các tin khác
Khám phá ngành bán lẻ, sinh viên VJIT tự tin chinh phục cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn Nhằm trang bị kỹ năng cần thiết và định hướng cho sinh viên những cơ hội phát triển sự nghiệp trong ngành bán lẻ, vừa qua Viện Công nghệ Việt -...
Khơi nguồn cảm hứng bảo tồn và phát huy nghề truyền thống cho sinh viên VJIT Seminar HUTECH Innovatalk 2024 chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống tại TP.HCM” do Trung tâm Thiết kế Dự án và Đổi mới Sáng tạo...
Định hướng cho sinh viên VJIT về ứng dụng AI vào hoạt động nghiên cứu khoa học Trang bị kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là không thể thiếu đối với sinh viên trong kỷ nguyên số. Nắm bắt xu hướng đó, vừa qua, Viện Công...
Tham quan Yakult, sinh viên VJIT hiểu sâu về thực tiễn vận hành chuỗi cung ứng hiện đại Chuyến tham quan đến nhà máy Yakult Việt Nam vừa qua của sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)...
Nhìn lại hành trình trưởng thành của sinh viên VJIT qua kỳ thực tập tại Nhật Bản Ngày 19/12, Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) HUTECH tổ chức Lễ Tổng kết chương trình sinh viên VJIT thực tập tại Nhật Bản đợt 1 2024-2025. Đây là...
Seminar HUTECH Innovatalk 2024: Góc nhìn đa chiều về bảo tồn và phát huy nghề truyền thống Ngày 14/12, Trung tâm Thiết kế Dự án và Đổi mới Sáng tạo thuộc Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT), HUTECH đã tổ chức Seminar HUTECH Innovatalk 2024...
×