Ngành Kỹ thuật cơ điện tử

CẤU TRÚC VIẾT BÀI GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Thông tin chung về ngành đào tạo
1 Tên ngành đào tạo Tên tiếng Việt: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Tên tiếng Anh: MECHATRONICS ENGINEERING
2 Mã ngành 7520114
3 Trường cấp bằng Trường Đại Học Công nghệ TP.HCM
4 Tên gọi văn bằng Kỹ sư Kỹ thuật Cơ Điện tử
5 Trình độ đào tạo Đại học
6 Đơn vị quản lý Viện kỹ thuật HUTECH
7 Số tín chỉ 150 tín chỉ
8 Hình thức đào tạo Chính quy
9 Thời gian đào tạo 4 năm
10 Thang điểm đánh giá và cách thức đánh giá Theo Quy chế/Quy định của Bộ GD&ĐT và Quy chế học vụ hiện hành của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
11 Chuẩn đầu vào
11.1 Đối tượng tuyển sinh Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương.
11.2 Tiêu chí tuyển sinh Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh của Nhà trường.
12 Điều kiện tốt nghiệp Theo Quy chế/Quy định của Bộ GD&ĐT và Quy chế học vụ hiện hành của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
13 Vị trí việc làm Người học tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
1. Lĩnh vực thiết kế, chế tạo các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cung cấp dịch vụ kỹ thuật
Trong các công ty thiết kế, chế tạo, tích hợp hệ thống cơ điện tử, các công ty phần mềm nhúng, thiết kế phần cứng như Mitsubishi, ABB, Siemens, Omron, Schneider, SMC, Bosch, Samsung, Intel, Nidec, Delta, Endress Hauser, Rockwell Automation,…
  • Kỹ sư thiết kế (System Designer/Specialist): thiết kế và chế tạo thiết bị và hệ thống cơ điện tử, dây chuyền sản suất tự động FMS/CIM, robot công nghiệp, robot di động, trí tuệ nhân tạo, IoT và chuyển đổi số trong sản suất, nhà máy thông minh.
  • Kỹ sư lập trình (Embedded Software Engineer): lập các chương trình điều khiển cho hệ vi điều khiển, các hệ thống nhúng, xử lý ảnh, lập trình C, Matlab, Python, Proteus, LabVIEW, PLC, SCADA, CAD/CAM/CNC.
  • Kỹ sư R&D (Research & Development Engineer): phụ trách nghiên cứu - cải tiến - phát triển sản phẩm cơ điện tử.
  • Kỹ sư dự án (Project Engineer): lập kế hoạch, triển khai công trình, quản lý dự án lắp đặt và đưa vào vận hành.
2. Lĩnh vực quản lý sản xuất
Trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, dược, hóa chất, viễn thông, điện lực, khai thác dầu khí, mỏ, xây dựng, giao thông, nông nghiệp...
  • Kỹ sư vận hành và bảo trì (Maintenance Engineer): phụ trách vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, hệ thống cơ điện tử, dây chuyền sản xuất tự động, nhà máy thông minh.
  • Kỹ sư quy trình (Process Engineer): quản lý, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất.
3. Lĩnh vực kinh doanh thiết bị và dịch vụ kỹ thuật
Trong các công ty kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực cơ điện tử; các đơn vị thiết kế xây dựng hệ thống cơ điện tử cho công trình và nhà máy…
  • Kỹ sư kinh doanh (Sales Engineer): Kinh doanh các sản phẩm, máy móc, thiết bị cơ điện tử, robot dân dụng và công nghiệp.
  • Chuyên viên Tư vấn (Consultant): cung cấp các tư vấn công nghệ, thiết bị, giải pháp trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử, ứng dụng chuyển đổi số và IoT, dẫn dắt các chương trình huấn luyện công nghệ, phát triển năng lực nhân viên.
4. Lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo
Các đơn vị nghiên cứu hệ thống, công nghệ; các đơn vị giáo dục, đào tạo, viện nghiên cứu, trung tâm chuyển giao công nghệ, tập đoàn trong và ngoài nước…
  • Giảng viên (Lecturer): Giảng dạy các môn học chuyên ngành Cơ điện tử.
  • Nhân viên nghiên cứu (Researcher): nghiên cứu cung cấp giải pháp, chế tạo máy móc và phát triển công nghệ.
14 Học tập nâng cao trình độ Có thể tiếp tục học thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước.
15 Chương trình tham khảo khi xây dựng
  • Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM: https://hcmute.edu.vn
  • Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM: https://hcmut.edu.vn
  • Bachelor of Mechatronics Engineering, Universiti Teknologi Malaysia, Malaysia: https://fke.utm.my/
  • Bachelor of Mechatronics, University of Glasgow, UK: https://www.gla.ac.uk/
16 Thời gian cập nhật bản mô tả CTĐT
  • Từ 02/2022-08/2022.
17 Quy trình đào tạo Quy trình đào tạo được thực hiện qua 4 bước: (1) Xác định nhu cầu đào tạo; (2) Lập kế hoạch đào tạo; (3) Thực hiện đào tạo; (4) Đánh giá đào tạo.
2. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program Objectives)
  • Mục tiêu chung
          Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử trình độ đại học để đào tạo ra những kỹ sư cho các lĩnh vực liên quan đến ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức nền tảng để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao, kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng mềm cần thiết để đảm đương công việc của người kỹ sư Kỹ thuật Cơ Điện tử; kỹ năng tự học tập nâng cao trình độ và phát triển chuyên môn; có khả năng hội nhập quốc tế và thích ứng với thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Mục tiêu cụ thể
          Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử là đào tạo người học:
          PO1: Có kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
          PO2: Có năng lực hành nghề kỹ sư Cơ Điện tử, dẫn dắt các nhóm kỹ thuật liên ngành thiết kế, chế tạo, triển khai, quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận, hệ thống và quy trình công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ Điện tử.
          PO3: Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp tự tin, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, làm việc độc lập, sáng tạo và làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường chuyên ngành, đa quốc gia.
          PO4: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị và pháp luật, khoa học xã hội để sống và làm việc theo pháp luật; có ý thức và tư duy khởi nghiệp; có kiến thức về an ninh – quốc phòng và sức khỏe để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes)
Chuẩn đầu ra:
Chuẩn đầu ra (PLO) Trình độ năng lực
PLO1 Khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và cơ sở ngành, chuyên ngành để nhận dạng, hình thành và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 3,0
PLO2 Khả năng phát triển và tiến hành các mô phỏng, thử nghiệm phù hợp, phân tích và đánh giá kết quả, sử dụng suy đoán kỹ thuật để đưa ra kết luận. 4,0
PLO3 Khả năng nhận diện trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và đưa ra các đánh giá sáng suốt, phải xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội. 4,0
PLO4 Khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp. 4,0
PLO5 Khả năng hoạt động hiệu quả trong một nhóm có các thành viên cùng nhau cung cấp khả năng lãnh đạo, tạo ra một môi trường hợp tác và toàn diện, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu. 4,0
PLO6 Khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng, giao tiếp bằng tiếng nước ngoài 4,0
PLO7 Khả năng thiết kế, chế tạo, thi công, lắp đặt và tích hợp giải pháp kỹ thuật cho các thiết bị và hệ thống cơ điện tử đáp ứng các nhu cầu cụ thể với việc xem xét sức khỏe, an toàn và phúc lợi công cộng, cũng như các yếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế. 5,0
PLO8 Khả năng vận hành và quản lý kỹ thuật các thiết bị và hệ thống cơ điện tử. 5,0
 

3. Cấu trúc chương trình đào tạo
3.1 
Cấu trúc chương trình dạy học
Khối kiến thức Số tín chỉ Tỷ lệ
Tổng Bắt buộc Tự chọn
Kiến thức giáo dục đại cương 47 47 - 31,3%
Lý luận chính trị 11 11 - -
Ngoại ngữ 12 12 - -
Tin học 3 3 - -
Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn 12 12 - -
Pháp luật và kỹ năng 9 9 - -
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 88 15 68,7%
Kiến thức không tích lũy 5 - 5 -
Giáo dục thể chất 5 - 5 -
Giáo dục quốc phòng và an ninh     - -
Tổng cộng: 150 TC - - 100%
 
4. Tham quan, thực tập tốt nghiệp
Công ty TNHH Cơ khí nông nghiệp thực phẩm Bùi Văn Ngọ

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 723
Công ty Zeng Hsing Industrial
 

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 731
 
CÔNG TY ROCHDALE SPEARS

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 738
- Công ty cơ khí Duy Khanh
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 744
5. Phòng thực hành, thí nghiệm
XƯỞNG THỰC HÀNH CƠ KHÍ VÀ CNC
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 756 

PHÒNG THÍ NGHIỆM VI ĐIỀU KHIỂN 
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 767

Phòng thí nghiệm khí nén - thuỷ lực
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 778
  
Phòng Thí nghiệm Kỹ thuật điện tử
 
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 786
 
Phòng Thí nghiệm PLC

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 794
  
PTN robot trong công nghiệp

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử 802
6. Hội thảo, sân chơi học thuật
- Cuộc thi “Thiết kế công nghiệp Industrial design”
- Cuộc thi HUTECH Green Car
- Cuộc thi Robosumo
- Cuộc thi học thuật “Robotics competition”
- Cuộc thi MECA của Mitsubishi
- Cuộc thi Mysterious maze
- Cuộc thi Led ứng dụng
- Cuộc thi Olympic cơ học toàn quốc
- Chương trình “I - UniTour” Ươm mầm khời nghiệp
- Hội thảo "Ứng dụng mô phỏng Matlab & Simulink trong thiết kế hệ thống điều khiển" 
- Hội thảo Giải pháp điều khiển nhiệt độ trên nền tảng của Hanyoung Nux
- Hội thảo “Khởi tạo sự nghiệp cùng DAT” 
- Hội thảo “AI Empowerment for Autonomous Robotics with MATLAB”
 7
. Các chương trình rèn luyện kỹ năng (Hội thao viện, hội thao trường, hội trại viện, hội trại trường, Văn nghệ viện, Hội diễn văn nghệ trường, các chương trình tình nguyện, cộng đồng,…)
8. 
Phong trào thi đua
  • Sinh viên 5 tốt các cấp (cấp viện, cấp trường, cấp thành phố, cấp trung ương)
  • Tập thể tiên tiến
  • Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp viện, cấp trường
  • Tham gia EUREKA
  • Tham gia nghiên cứu khoa học cấp bộ dành cho sinh viên
  • Cuộc thi khởi nghiệp cấp trường
9. Chính sách hỗ trợ sinh viên
  • Học bổng tài năng
  • Học bổng vượt khó
  • Học bổng cán bộ đoàn hội
10. Ngày hội Triển lãm công nghệ và Tuyển dụng khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ HUTECH TECHSHOW

 

14565586
×