Ban tổ chức Hội thảo SSH 2021 trân trọng giới thiệu clip phỏng vấn GS.TS. Hồ Sĩ Quý, nhà nghiên cứu Triết học, Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam về đào tạo công dân toàn cầu trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn.
GS.TS. Hồ Sĩ Quý, nhà nghiên cứu Triết học, Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Ngày 7/8 sắp tới, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH) sẽ tổ chức Hội thảo về “Đào tạo công dân toàn cầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam”. GS có nhận xét như thế nào về ý nghĩa của buổi Hội thảo này? Liệu việc tổ chức hội thảo về lĩnh vực KHXH&NV ở một trường đại học có thế mạnh đào tạo về công nghệ như HUTECH có thuận tiện không?
GS.TS. Hồ Sĩ Quý: Từ xưa đến nay, người ta ít khi đề cập đến việc đào tạo công dân toàn cầu trong lĩnh vực KHXH&NV, nhất là ở một quốc gia có tiềm năng nhất định và có nhiều yếu tố đặc thù như Việt Nam. Việc tổ chức hội thảo quốc gia chuyên bàn về vấn đề như thế này là một điểm nhấn và khía cạnh vô cùng có ý nghĩa. Vấn đề này đối với trường dân lập có rất nhiều điều đáng suy ngẫm, đặc biệt là ở một môi trường mạnh về công nghệ như trường HUTECH, nơi tồn tại những yếu tố đặc thù mà không phải nơi nào cũng có. KHXH&NV ngày nay gắn liền với nghiên cứu định lượng, chỉ số, dữ liệu, liên quan đến mạnh mẽ đến nền công nghệ, là chất xúc tác đến việc sản sinh ra công dân toàn cầu. Vì nếu không có công nghệ tân tiến, ta không thể kết nối với thế giới, mà yếu tố quan trọng nhất của công dân toàn cầu là để chia sẻ giá trị.
Có thể nói, ở Việt Nam, vấn đề đào tạo công dân toàn cầu trong xu hướng hội nhập đã được bàn luận ở một số diễn đàn khác nhau. Xin Giáo sư cho biết trong lĩnh vực KHXH&NV thì định hướng đào tạo công dân toàn cầu có ý nghĩa như thế nào cũng như sẽ mang lại những giá trị, đóng góp gì cho việc bồi dưỡng nguồn nhân lực nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung?
GS.TS. Hồ Sĩ Quý: Điểm đáng nói nhất là khoa học là sân chơi chung của toàn cầu, kể cả khoa học nhân văn nghiên cứu đặc thù hay ở bất cứ cơ sở đào tạo nào. Trong điều kiện hiện nay, dù là nghiên cứu chuyên sâu bao nhiêu, nhưng độ chia sẻ thấp thì thường mang lại hiệu quả thấp. vì vậy việc đào tạo công dân toàn cầu là điều rất ý nghĩa, đặc biệt trong lĩnh vực KHXH&NV. Tại Việt Nam, ta được bạn bè quốc tế khen ngợi nhiều, khi ta kịp bắt nhịp vào việc giáo dục công dân toàn cầu cuối những năm 90. Những lớp đào tạo công dân toàn cầu của Liên hiệp quốc hay UNESCO cũng được triển khai tại Việt Nam và thu hút nhiều bạn trẻ năng động, đặc biệt là tại TPHCM. Các bạn trẻ năng động mong muốn chia sẻ giá trị toàn cầu, tham dự sinh hoạt khoa học toàn cầu và khoa học thiên văn. Hội thảo lần này đã kích thích hoạt động của công dân, người làm khoa học, các thầy cô và các em học sinh, sinh viên.
Trong chiều hướng phát triển toàn nhân loại, toàn cầu hóa đã và đang là một xu thế nổi bật, là một quy trình tất yếu. Hội nhập quốc tế cũng là điều đương nhiên mà không một nước nào bỏ qua được. Giáo sư cho biết việc đào tạo công dân toàn cầu ở Việt Nam có được xác định là tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục hay không?
GS.TS. Hồ Sĩ Quý: Ngay từ những năm đầu tiên khi toàn cầu hóa bắt đầu trở thành xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã bắt nhịp rất nhanh. Các chính sách và nội dung chi tiết trong chương trình toàn cầu hóa thâm nhập vào Việt Nam rất nhanh, có lẽ đã giúp Việt Nam là 1 trong những quốc gia được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa dù là nước đi sau. Đặc biệt từ những năm 90 đến ngày nay, toàn cầu hóa đã trở thành 1 xu thế mà Việt Nam đã nắm bắt và hưởng lợi. Vì vậy trong chính sách và quan niệm chúng ta không có điểm vướng. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc COVID, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sớm nhất của toàn cầu hóa. Sự thật là Việt Nam đã phản ứng khá tốt với toàn cầu hóa, với những hoạt động bề nổi, hoạt động có tính chất phong trào, đáp ứng nhu cầu quốc tế của tổ chức toàn cầu được làm rất tốt. Thế nhưng để đi sâu với những chuyên gia giỏi ở những vấn đề toàn cầu, ta vẫn còn nhiều điểm yếu so với những lời khen của bạn bè quốc tế.
Trước những cơ hội, thuận lợi cũng như không ít những khó khăn, rào cản khi đào tạo công dân toàn cầu ở lĩnh vực KHXH&NV trong các trường đại học ngoài công lập, theo GS. thì chúng ta có thể tin vào sự thành công của định hướng đào tạo này không và để có thể hiện thực hoá nó thì GS. có gửi gắm thông điệp gì cho các thế hệ trẻ, quý phụ huynh cũng như các nhà giáo dục?
GS.TS. Hồ Sĩ Quý: Cho đến nay, sự thành công của chương trình tham gia giáo dục công dân toàn cầu hay là kích thích thế hệ trẻ tham gia cộng đồng quốc tế trong các hoạt động chuyên môn có kết quả tích cực. Điểm đáng quan tâm chính là chiều sâu từ hoạt động KHXH&NV, giảng dạy nghiên cứu chuyên sâu hay phát minh sáng chế, cần đòi hỏi đóng góp từ giảng viên và sinh viên. Tất cả những người có chuyên môn quốc tế khi nắm bắt các vấn đề đa dạng của Việt Nam trong VH XH đều thành tài, trong khi những lĩnh vực chuyên sâu hơn ta không thể bắt kịp với suy nghĩ và thành tựu nước ngoài. Đào tạo các phẩm chất công dân toàn cầu ta có thể đạt được, nhưng đối với các thầy cô giảng dạy trong khoa học xã hội hay khoa học nhân văn để trở thành chuyên gia đi sâu là điều cần thiết hơn cả, thu hút được sự chú ý của thế giới để chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm học hỏi.
Viện KHXH&NV