Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM, trong 8 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì
Khi nhắc đến Marketing, nhiều người thường liên tưởng đến những anh chàng, cô nàng tay xách những sản phẩm đi đến đám đông chào mời, quảng bá; một số khác nghĩ rằng đây là công việc đăng quảng cáo, hoặc các chương trình khuyến mãi... Tuy nhiên cách nghĩ này chưa thực sự đúng và đầy đủ. Ngành marketing là một lĩnh vực trong kinh doanh và quảng cáo, tập trung vào việc tạo lập, quảng bá và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xác định mục tiêu tiếp thị, phát triển chiến lược tiếp thị, quảng cáo và quản lý quan hệ khách hàng.
Ngành marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, tạo ra nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp và tạo ra sự quan tâm và sự quyết định mua hàng từ khách hàng. Nó cũng giúp doanh nghiệp tìm hiểu và hiểu rõ hơn về thị trường, cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Giáo sư người Mỹ Philip Kotler - "Cha đẻ" của nền Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa được xem là chính xác nhất hiện nay về Marketing, như sau: "Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra".
Marketing là một ngành học "hot" trong những năm gần đây
Theo học ngành Marketing, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...
Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Marketing có uy tín như Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF), Đại học Tài chính – Marketing,... sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng chuyên môn như: phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, xây dựng kế hoạch truyền thông marketing,...
Xét học bạ ngành Marketing sớm, cơ hội trúng tuyển cao!
Để tìm hiểu về Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì, bạn cần biết về bức tranh tổng thể trên thị trường việc làm hiện nay. Theo các thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing, với thu nhập bình quân của một nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD/tháng, cấp quản lý có thể đạt mức lương trên 1000 USD/tháng. Do đó có thể thấy đây là nghề nghiệp hấp dẫn và đáng mơ ước với bất kỳ bạn trẻ năng động nào.
Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm; hoặc làm cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing, tổ chức sự kiện; nếu yêu thích công việc giảng dạy bạn cũng có thể tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt cơ hội thăng tiến của nghề này là rất cao.
Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên ngành Marketing sau khi tốt nghiệp
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Marketing. Tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - một trong những trường đại học uy tín đào tạo ngành Marketing, sinh viên được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình thực hành, nắm bắt những xu hướng marketing của thế giới,...
Ngoài ra, sinh viên ngành Marketing tại HUTECH còn được trang bị các kỹ năng mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh và marketing như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc, xây dựng mối quan hệ và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Marketing không, ngành Marketing xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Marketing khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Marketing,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Marketing và trở thành một chuyên viên marketing thành công trong tương lai.
Xem thêm
>> Ngành Marketing
>> Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?
>> Học ngành Marketing ở đâu?
>> Cơ hội việc làm ngành Marketing
>> Có nên học ngành Marketing không?
>> Ngành Marketing xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Marketing?
>> Học ngành Marketing ra trường dễ xin việc làm không?
>> Thời gian học ngành Marketing trong bao lâu?
>> Ngành Marketing xét tuyển các phương thức nào?
>> Để xét tuyển ngành Marketing cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Marketing thực hành, thực tập ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Marketing?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Marketing thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Marketing?