Ngày nay, Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống và được nhiều học sinh quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về tính chất của ngành và trả lời được câu hỏi "Công nghệ thực phẩm học gì và làm gì?" Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết để các bạn quan tâm Công nghệ thực phẩm có cái nhìn thấu đáo về ngành học này.
Ngành Công nghệ thực phẩm HUTECH luôn là địa chỉ được đông đảo thí sinh và quý phụ huynh lựa chọn
Để có câu trả lời cụ thể về ngành "Công nghệ thực phẩm học gì và làm gì?", trước mắt ta cần tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm là gì?. Hiểu một cách đơn giản thì Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.
Theo học Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Bên cạnh quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống,...
Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm có uy tín như trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên còn được chú trọng phát triển những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn,...
Ngành Công nghệ thực phẩm đang được đánh giá là có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, một số bạn thí sinh vẫn còn băn khoăn về ngành Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc làm không?, học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?,.... Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…Với đa dạng việc làm của ngành Công nghệ thực phẩm, chắc bạn các bạn đã yên tâm về công việc sau khi tốt nghiệp.
Ngành Công nghệ thực phẩm HUTECH có thể ứng tuyển tại nhiều vị trí tại doanh nghiệp
Vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về ngành Công nghệ thực phẩm học gì và làm gì? Chúc bạn chọn lựa được ngành học phù hợp cho bản thân nhé!
Xem thêm
>> Ngành Công nghệ thực phẩm
>> Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Có nên học ngành Công nghệ thực phẩm không?
>> Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm?
>> Công nghệ thực phẩm: Học gì và làm gì?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Công nghệ thực phẩm?
>> Trường nào tuyển sinh ngành Công nghệ thực phẩm?
>>Thời gian học ngành Công nghệ thực phẩm trong bao lâu?
>> Học ngành Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc làm không
>> Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các phương thức nào?
>> Để xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Công nghệ thực phẩm thực hành, thực tập ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Công nghệ thực phẩm thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Công nghệ thực phẩm?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu