Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…
Kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát...
Không chỉ có nhu cầu nhân lực lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành xây dựng cũng được trả với mức lương khá hấp dẫn. Tùy vào trình độ và kinh nghiệm mà mức lương có thể dao động từ 300 – 1.000 USD mỗi tháng. Bên cạnh đó, người làm ngành này còn có thể phát triển sự nghiệp ra cả thị trường nước ngoài. Mức lương hiện tại của kỹ sư xây dựng trên thế giới vào khoảng 80.000 USD/năm. Dự báo đến năm 2024, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 - 500.000 người. Đây chính là cơ hội rất thuận lợi cho sinh viên ngành này khi đi xin việc làm. Chính vì vậy, Ngành kỹ thuật xây dựng là một ngành đa dạng vị trí công việc sau khi ra trường, bạn cần trang bị chuyên môn và kỹ năng để nắm bắt được những cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có khả năng đảm nhận công việc với các vị trí như: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng,.... ngoài ra khi sinh viến tốt nghiệp thành công ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm sinh viên tư vấn,lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc giảng dạy...
Trước những cơ hội việc làm hấp dẫn đó, sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng luôn là một trong những đối tượng sinh viên có nhiều đặc quyền hơn cả trong việc được lựa chọn việc làm tại các ngày hội tuyển dụng, ngày hội việc làm được tổ chức hằng năm tại các trường đại học lớn có đào tạo ngành này như trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),…
Ngành Kỹ thuật xây dựng là một ngành đa dạng vị trí công việc sau khi ra trường
Theo học ngành này các bạn sinh viên được trang bị kiến thức về: Thiết kế 2D bằng Autocad, Cơ học kết cấu, Địa chất công trình, Thủy lực máy bơm, Điện kỹ thuật, Vật liệu xây dựng, Cấu tạo kiến trúc, Kết cấu bê tông cốt thép, Kỹ thuật thi công, Tin học trong phân tích kết cấu, máy xây dựng, hơn nữa, bạn cũng được học về Thiết kế kiến trúc…Ngoài việc trang bị cho sinh viên các kiến thức về chuyên môn trường cũng chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng mềm như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và làm việc độc lập, đắc nhân tâm trong giao tiếp, . . . nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng thích ghi với môi trường làm việc.
Từ những thông tin cung cấp trên, chắc hẳn “Ngành kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc làm không?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành kỹ thuật xây dựng không, ngành xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành xây dựng khoảng bao nhiêu,… là những thông tin bạn cần tìm hiểu thêm nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành kỹ thuật và trở thành một kỹ sư thành công trong tương lai.
Xem thêm
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng
>> Có nên học ngành Kỹ thuật xây dựng?
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ra trường làm gì?
>> Thời gian học ngành Kỹ thuật xây dựng trong bao lâu?
>> Học ngành Kỹ thuật xây dựng thực hành, thực tập ở đâu?
>> Để xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng, cần học tốt môn nào?
>> Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành Kỹ thuật xây dựng
>> Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc làm không?
>> Trường nào xét học bạ ngành Kỹ thuật xây dựng?
>> Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng?
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Kỹ thuật xây dựng thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Kỹ thuật xây dựng?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu