Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu..
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ,..
Công nghệ thông tin giữ một vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh – quốc phòng…của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy. Ngành Công nghệ thông tin đang được phát triển như vũ bão và được đánh giá là ngành học hấp dẫn và đầy triển vọng với cơ hội việc làm phong phú. Chính vì thế nhiều bạn trẻ đã định hướng cho mình là sẽ theo đuổi ngành học triển vọng và đầy tiềm năng này.
Như trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) sinh viên CNTT được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và đào tạo kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính; kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới. Sinh viên có khả năng lập trình các phần mềm máy tính, điện thoại di động, game, thương mại điện tử; xây dựng hệ thống thông tin; phân tích và lập dự án triển khai các phần mềm ứng dụng;... Bên cạnh kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, sinh viên còn được phát triển khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng công nghệ đáp ứng các nhu cầu thực tế của đời sống.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như:
Lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,... tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin, công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.
Trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin vô cùng đa dạng
Hy vọng với những thông tin bài viết đã truyền tải, những bạn thí sinh có tố chất và yêu thích lĩnh vực Công nghệ thông tin sẽ có động lực và quyết tâm theo đuổi ngành học giàu tiềm năng này. Để quyết định của mình được chắc chắn hơn, sau khi đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “Có nên học ngành Công nghệ thông tin?”, các bạn hãy nhanh chóng tham khảo chuỗi thông tin ngành Công nghệ thông tin học những gì?, xét tuyển những môn nào?, học ở đâu?, để sẵn sàng “đi cùng” với ước mơ của mình các bạn nhé! Chúc các bạn thành công.
Cùng xem thêm cơ sở vật chất "xịn xò" của ngành Công nghệ thông tin tại HUTECH bạn nhé
Xem thêm
>> Ngành Công nghệ thông tin
>> Có nên học ngành Công nghệ thông tin?
>> Không gian học tập "xịn xò" của ngành Công nghệ thông tin ra sao?
>> Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?
>> Thời gian học ngành Công nghệ thông tin trong bao lâu?
>> Học ngành Công nghệ thông tin thực hành, thực tập ở đâu?
>> Để xét tuyển ngành Công nghệ thông tin cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Công nghệ thông tin có dễ xin việc làm không?
>> Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
>> Trường nào xét học bạ ngành Công nghệ thông tin?
>> Học ngành Công nghệ thông tin ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin?
>> Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Công nghệ thông tin thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Công nghệ thông tin?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu