Là một trong những ngành học luôn hấp dẫn với giới trẻ bất kỳ quốc gia nào,
Có thể hiểu, hoạt động kinh doanh không đơn giản là đi bán một sản phẩm thu tiền về, mà là một quá trình phức hợp chịu sự chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau. Một tổ chức/công ty phát triển tốt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải thật sự hiệu quả; muốn vậy đòi hỏi phải kiếm soát toàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hoá được hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu...
Nhu cầu này dẫn đến sự hình thành của ngành Quản trị kinh doanh, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của nền kinh tế, quy mô từ nhỏ đến lớn. Theo đó, ngành Quản trị kinh doanh là một cánh cửa lớn cho những bạn trẻ tự tin, dám đương đầu với thử thách.
Tại Việt Nam, với mục tiêu chú trọng thực hành và trải nghiệm thực tế, nhiều trường đại học đã tận dụng sự song hành giữa lý thuyết và tính tập trung thực tiễn để thu hút các sinh viên thực sự khao khát khám phá chuyên ngành học mang tính cạnh tranh này. Như trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính - ngân hàng, quản trị rủi ro, quản trị dự án, quản trị kinh doanh quốc tế,... để điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tham gia thuyết trình, phản biện thông qua các bài tập đa dạng. Cũng từ cách dạy và học đó, sinh viên sẽ có được các kỹ năng làm việc nhóm, lên ý tưởng tổ chức các chương trình, diễn thuyết cũng như thực hành kỹ năng lãnh đạo.
Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM cho biết, hầu hết các tổ chức đều có hoạt động kinh doanh. Giai đoạn 2015 - 2025, TP HCM cần tới 10.800 cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh. Do đó cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành này của thí sinh là không nhỏ.
Với nhu cầu nhân lực chưa bao giờ được coi là đủ, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm công việc ở nhiều vị trí: chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng. Hoặc là tại một số bộ phận khác như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu…
Nếu có điều kiện, bạn có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng của chính minh. Ngoài ra, bạn cũng có thể không theo kinh doanh mà giảng dạy ngành này tại các trường Cao đẳng – Đại học.
Hy vọng với những thông tin bài viết đã chuyển tải, những bạn thí sinh có tố chất và yêu thích lĩnh vực Quản trị kinh doanh sẽ có động lực và quyết tâm theo đuổi ngành học giàu tiềm năng này. Để quyết định của mình được chắc chắn hơn, sau khi đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “Có nên học ngành Quản trị kinh doanh?”, các bạn hãy nhanh chóng tham khảo chuỗi thông tin ngành Quản trị kinh doanh học những gì, xét tuyển những môn nào, học ở đâu...? để sẵn sàng “đi cùng” với ước mơ, đam mê của mình!
Xem thêm cơ sở vật chất học tập "xịn xò" của ngành Quản trị kinh doanh tại HUTECH bạn nhé :
>> Có nên học ngành Quản trị kinh doanh?
>> Ngành Quản trị kinh doanh là gì? Ra trường làm gì?
>> Không gian học tập "xịn xò" của ngành Quản trị kinh doanh ra sao?
>> Thời gian học ngành Quản trị kinh doanh trong bao lâu?
>> Học ngành Quản trị kinh doanh thực hành, thực tập ở đâu?
>> Để xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh, cần học tốt môn nào?
>> Cơ hội nghề nghiệp ngành Quản trị kinh doanh
>> Học ngành Quản trị kinh doanh ra trường dễ xin việc làm không?
>> Học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Quản trị kinh doanh?
>> Top những trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh?
>> Ngành Quản trị kinh doanh xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Ngành Quản trị kinh doanh xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Quản trị kinh doanh thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Quản trị kinh doanh?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu