Thật ra, mối băn khoăn này xuất phát từ tâm lý hoang mang, chưa xác định được rõ ràng sở thích cũng như mục tiêu để theo học của bạn trẻ khi chọn ngành. Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, chúng tôi sẽ gửi đến bạn cách để hiểu rõ năng lực bản thân, cũng như những trường đào tạo ngành Luật kinh tế uy tín để bạn có được sự hình dung rõ ràng hơn về quyết định “có nên” học “hay không” nhé!
Trong xu hướng hội nhập quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước đang hợp tác và cạnh tranh vô cùng đa dạng với nhiều hình thức hoạt động kinh doanh khác nhau. Theo đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành nghề quan trọng, bởi bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Luật Kinh tế là ngành không thể thiếu trong trong hoạt đông kinh doanh
Theo thông tin của Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2025, ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp Việt Nam cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban ngành và doanh nghiệp.
Vì vậy, Luật kinh tế đang được xếp vào nhóm các ngành “khát” nhân lực với những vị trí công việc vô cùng đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: chuyên viên tư vấn pháp luật, chịu trách nhiệm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương.
Bên cạnh đó là một số công việc hấp dẫn khác như: chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế hoặc trở thành những chuyên gia tư vấn tài chính cung cấp cho khách hàng những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn, sáng suốt.
Tại một số trường đại học uy tín đào tạo ngành Luật kinh tế như: trường Đại học Kinh tế - luật (Đại học quốc gia TPHCM), Đại học Luật TPHCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), bên cạnh việc đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý cũng như khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt tại HUTECH nhà trường còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng xử lý tình huống một cách thực tế nhất thông qua các “phiên tòa giả định” và tham dự các phiên tòa thật,…. Ngoài ra, các kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… cũng được đặc biệt chú trọng nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Kỹ năng xử lý tình huống thực tế rất quan trọng trong quá trình học của sinh viên Luật kinh tế
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được những thông tin về ngành Luật kinh tế và đã có thể gạt qua mối bận tâm về việc “Có nên học ngành Luật kinh tế hay không?” để tập trung cho kỳ thi và hoàn thành ước mơ của mình. Ngoài ra, bạn nên tìm các thông tin liên quan như ngành luật kinh tế xét những môn nào, các trường nào đào tạo và xét tuyển ra sao, điểm chuẩn các năm thế nào để có thêm thông tin lựa chọn một cách chính xác nhất!
Xem thêm
>> Ngành Luật kinh tế
>> Ngành Luật kinh tế là gì? Ra trường làm gì?
>> Ngành Luật kinh tế xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Học ngành Luật kinh tế ở đâu?
>> Cơ hội nghề nghiệp ngành Luật kinh tế
>> Có nên học ngành Luật kinh tế hay không?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Luật kinh tế?
>> Học ngành Luật kinh tế có dễ xin việc làm không?
>> Thời gian học ngành Luật kinh tế trong bao lâu?
>> Ngành Luật kinh tế xét tuyển các phương thức nào?
>> Để xét tuyển ngành Luật kinh tế cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Luật kinh tế thực hành, thực tập ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Luật kinh tế?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Luật kinh tế thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Luật kinh tế?