Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, ngành Kỹ thuật cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học.
Trong quá trình học, các kỹ sư tương lai ngành Kỹ thuật cơ khí sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Sinh viên tốt nghiệp biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy,…
Do vậy, sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở hầu hết ở các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp má…; Các Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Phòng Kinh tế-Kỹ thuật-Hạ tầng của các Quận/Huyện....Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp liên quan đến ngành nghề kỹ thuật cơ khí. Các Trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí. Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân
Để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng thì bên cạnh kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí. Tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín như: Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM,… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành tại hệ thống trung tâm thực hành với các thiết bị cơ khí tiên tiến; thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước; sinh hoạt tại các CLB và thường xuyên tham dự các cuộc thi chế tạo máy, robot trong và ngoài trường. Đây là những điểm mấu chốt không thể thiếu giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư Cơ khí cần phải có.
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có cái nhìn thấu đáo về “Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật cơ khí”. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các bạn có những tìm hiểu sâu hơn về ngành Kỹ thuật cơ khí, chẳng hạn như ngành Kỹ thuật cơ khí xét tuyển những tổ hợp môn nào, những tố chất nào phù hợp với ngành Kỹ thuật cơ khí, nên học ngành Kỹ thuật cơ khí ở những trường nào… để có những lựa chọn đúng đắn phù hợp cho tương lai của mình.
Xem thêm
>> Ngành Kỹ thuật cơ khí
>> Có nên học ngành Kỹ thuật cơ khí?
>> Ngành Kỹ thuật cơ khí là gì? Ra trường làm gì?
>> Thời gian học ngành Kỹ thuật cơ khí trong bao lâu?
>> Học ngành Kỹ thuật cơ khí thực hành, thực tập ở đâu?
>> Để xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí, cần học tốt môn nào?
>> Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành Kỹ thuật cơ khí
>> Trường nào xét học bạ ngành Kỹ thuật cơ khí?
>> Ngành Kỹ thuật cơ khí nên học ở trường nào?
>> Top những trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí?
>> Ngành Kỹ thuật cơ khí xét tuyển các phương thức nào?
>> Ngành Kỹ thuật cơ khí xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Kỹ thuật cơ khí thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Kỹ thuật cơ khí?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu