Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nhằm theo kịp tốc độ đô thị hóa nước ta ngày một gia tăng, nhu cầu nâng cấp cơ sở hạng tầng, xây dựng công trình dân dụng đang phát triển không ngừng. Từ thực tế đó, xã hội đang thật sự cần một lượng lớn nhân lực thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) phục vụ cho quá trình phát triển.
Trước khi chọn theo đuổi ngành học đầy triển vọng trên, dường như câu hỏi “Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) học gì? Cơ hội việc làm?” luôn được quý phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà các kỹ sư tương lai không thể bỏ qua.
Hiểu một cách đơn giản, ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành liên quan đến các công việc từ kỹ thuật đến quản lý thực hiện các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp như nhà ở, nhà cao tầng, nhà xưởng công nghiệp, đường cao tốc, sân bay, đường hầm, công trình trên biển
Bên cạnh nhu cầu ăn ngon mặc đẹp trong xã hội kinh tế phát triển hiện nay, chuyện ở nhà thoải mái, sử dụng các công trình công cộng, đường xá tiên tiến… của người dân cũng tăng cao. Tuy nhiên, mục tiêu thiết kế của nhà cửa, công ty, văn phòng, trường học, cơ quan… hiện tại không chỉ đơn thuần phục vụ cho những nhu cầu căn bản, mà nó còn có thể trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, là điểm đến khơi nguồn cảm hứng học tập, làm việc, vui chơi. Cao hơn thế, những thiết kế thông minh, hiện đại, được quy hoạch Xanh – Sạch – Đẹp đúng cách sẽ tạo được thiện cảm tốt đối với người dân và khách du dịch, góp phần nâng tầm hình ảnh, thương hiệu quốc gia.
Chính vì lẽ đó, Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) từ lâu đã là một ngành không thể thiếu đối với mỗi đất nước. Như câu nói “an cư lạc nghiệp”, những công trình từ tối thiểu đến cao cấp đều phục vụ cho sự phát triển của gia đình và xã hội, phản ánh đặc trưng văn hóa, đời sống của từng giai đoạn, thời kỳ. Thế nên, chúng ta có thể khẳng định rằng, cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là vô cùng rộng mở và hấp dẫn. Cũng như công trình có nhiều hạng mục, cơ hội việc làm cho ngành này cũng rất phong phú, với các vị trí như: Kỹ sư phụ trách thiết kế, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng như: Ban quản lí xây dựng, Sở xây dựng…
Bên cạnh đó, những bạn tốt nghiệp ngành này cũng có thể làm chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng. Tùy theo năng lực cá nhân và sở thích, các bạn còn có cơ hội theo đuổi công việc giảng dạy hay nghiên cứu tại các cơ quan, trường học đào tạo chuyên ngành xây dựng.
Đối với các bạn sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng), kiến thức gần như tất yếu sẽ bao gồm: toán ứng dụng, vật lí kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dụng, các thí nghiệm chuyên ngành nhằm phục vụ công tác thiết kế, tư vấn giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng.
Ngoài ra, chương trình học sẽ có những điểm nhấn riêng biệt, mang phong cách và xu hướng đào tạo của từng trường, đơn cử như những địa chỉ “đứng top” có thể kể đến gồm: Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)… Bên cạnh lý thuyết, phần thực hành đối với ngành này cũng cực kỳ quan trọng. Ví dụ như các bạn sinh viên theo học tại HUTECH sẽ được nâng cao chất lượng thực hành tối đa thông qua hệ thống phòng thí nghiệm vô cùng hiện đại, cũng như thực tập tại các công ty xây dựng, tập đoàn xây dựng hàng đầu: Công ty Cofico, Hòa Bình, An Phong, Tân Kỷ, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty xây dựng số 1…
Ngoài ra, HUTECH cũng thường xuyên tổ chức nhiều “Ngày hội việc làm” ngay tại trường hằng năm. Đây không chỉ là cơ hội của sinh viên mà còn là dịp để các doanh nghiệp trực tiếp “săn nhân tài”, bằng cách tuyển chọn, phỏng vấn những ai phù hợp. Nếu các bạn biết nắm bắt cơ hội cho mình, thì việc làm sẽ đến cả ngay khi bạn chưa tốt nghiệp!
Đến đây, chắc rằng sau những thông tin được cung ở trên, các bạn phần nào giải đáp cho mình câu hỏi “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) học gì?” Cơ hội việc làm?” một cách thấu đáo. Tuy nhiên, để biết thêm những thông tin khác và xác định vững chắc ước mơ của mình, đừng chần chờ mà hãy truy cập vào những website của ngôi trường yêu thích bạn nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng
>> Có nên học ngành Kỹ thuật xây dựng?
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ra trường làm gì?
>> Thời gian học ngành Kỹ thuật xây dựng trong bao lâu?
>> Học ngành Kỹ thuật xây dựng thực hành, thực tập ở đâu?
>> Để xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng, cần học tốt môn nào?
>> Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành Kỹ thuật xây dựng
>> Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc làm không?
>> Trường nào xét học bạ ngành Kỹ thuật xây dựng?
>> Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng?
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Kỹ thuật xây dựng thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Kỹ thuật xây dựng?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu