Quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.
Cách nói khác, quản lý xây dựng là công việc “chạy vòng ngoài” trong việc tìm kiếm các dự án, lập hồ sơ,…giúp các kỹ sư thi công, thiết kế, tư vấn giám sát thực hiện tốt vai trò của mình. Ở bất kỳ công trình nào, bên cạnh đội ngũ kỹ sư thi công và tư vấn giám sát thì chắc chắn phải có kỹ sư quản lý xây dựng.
Để hiểu thêm về ngành học này, mời các bạn xem video sau!
Khám phá ngành Quản lý xây dựng tại HUTECH
Xem thêm
>> Có nên học ngành Quản lý xây dựng hay không?
>> Ngành Quản lý xây dựng là gì? Ra trường làm gì?
Để theo đuổi ngành Quản lý xây dựng tại HUTECH bên cạnh niềm đam mê, yêu thích, bạn cũng có những tố chất sau đây để học tốt hơn, chẳng hạn như:
Kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề: Bạn cần phải có khả năng tính toán các số liệu trong các dự án xây dựng, phân tích được nhu cầu biến động của thị trường để có những giải pháp tốt nhất.
Tập trung chính xác: Với vai trò quản lý dự án xây dựng, bạn sẽ phải nắm các số liệu tính toán, đấu thầu, các thông tin về kế hoạch sản xuất,...Vì thế cần có sự chính xác cao để tránh những rủi ro không đáng có.
Khả năng giao tiếp: Đây là một yếu tố quan trọng cần có ở 1 nhà quản lý xây dựng bởi giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có được những bản hợp đồng với các đối tác tiềm năng, từ đó tạo bước tiến cho các dự án trọng điểm làm nên tên tuổi.
Có mối quan hệ rộng rãi. Không sai khi nói quan hệ rộng rãi là 1 trong những yếu tố cần thiết cho thành công của một người trong thời đại ngày nay. Quan hệ rộng rãi sẽ giúp bạn có nhiều sự hỗ trợ kịp thời cho công việc.
Có kỹ năng làm việc nhóm: Đây là 1 yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành tốt công việc, bởi xây dựng là 1 lĩnh vực đòi hỏi sự cộng tác của nhiều cá nhân bởi sự đóng góp công sức của nhiều vị trí khác nhau từ lên kế hoạch, bản vẽ, đấu thầu cho đến thi công.
Xem thêm
>> Để xét tuyển ngành Quản lý xây dựng cần học tốt môn nào?
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng sẽ được đào tạo chuyên sâu về khả năng phân tích, tổng hợp để quản lý công tác thi công trên công trường xây dựng; xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng theo nhiệm vụ đã đề ra. Các kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành Quản lý xây dựng được sắp xếp khoa học và cụ thể như sau:
Kiến thức đại cương: Công tác kỹ sư ngành Quản lý xây dựng; Tư duy thiết kế dự án; Môi trường; ...
Kiến thức chuyên ngành: Cơ học và sức bền vật liệu, Đồ án định giá xây dựng công trình, Kiến trúc và cấu tạo kiến trúc, Quản lý thanh toán, quyết toán trong xây dựng, Thi công nhà cao tầng, Tổ chức thi công,...
Ngoài ra, Kỹ sư quản lý xây dựng còn có thể tham gia vào công tác quản lý hành chính trong ngành Xây dựng ở các Sở, Phòng ban… Có trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp thu các kiến thức mới, biết phương pháp nắm bắt và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong quản lý, điều hành sản xuất.
Với thời gian đào tạo là 4 năm, ngành Quản lý xây dựng có 3 chuyên ngành, gồm có: Quản lý dự án xây dựng, Kinh tế xây dựng, BIM trong quản lý xây dựng. Hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng Kỹ sư do trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH) cấp theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, được học tập lên các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại HUTECH và các trường ĐH trong, ngoài nước.
Chi tiết chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng HUTECH, xem TẠI ĐÂY
Xem thêm
>> Thời gian học ngành Quản lý xây dựng trong bao lâu?
>> Học ngành Quản lý xây dựng thực hành, thực tập ở đâu?
Xét học bạ ngành Quản lý xây dựng sớm, cơ hội trúng tuyển cao!
Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng có thể đảm nhiệm những công việc như:
Chuyên viên tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng trong các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng;
Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng
Tham gia vào công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Tổ chức thi công và xây dựng công trình;
Giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động;
Giám đốc dự án, giám đốc các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Xem thêm
>> Cơ hội việc làm của ngành Quản lý xây dựng
>> Học ngành Quản lý xây dựng có dễ xin việc làm không?
Tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh, ngành Quản lý xây dựng hệ đại học chính quy hiện được đào tạo tại: Đại học Xây dựng; Đại học Thủy lợi; Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH); Đại học Mở TP.HCM;…. Các bạn cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo, đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển để lựa chọn trường đại học có môi trường học tập phù hợp nhất với năng lực và mong muốn của bản thân.
Xem thêm
>> Trường nào xét học bạ ngành Quản lý xây dựng?
>> Top những trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng?
>> Học phí ngành Quản lý xây dựng?
Tại HUTECH, sinh viên ngành Quản lý xây dựng được đặc biệt chú trọng đến năng lực phân tích, tổng hợp để quản lý công tác thi công trên công trường xây dựng; xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng theo nhiệm vụ đã đề ra. Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng ngoại ngữ, … là những kỹ năng mà HUTECH đặc biệt chú trọng cho sinh viên.
Đặc biệt là khả năng áp dụng khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề liên quan giữa kỹ thuật, y học và sinh học. Bên cạnh đó, sinh viên theo học còn được đào thêm về các kỹ năng mềm khác như kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian,…và các chứng chỉ khác như tin học nâng cao và tiếng anh theo Khung Tham chiếu Trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR).
Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, đàm phán – thương lượng, tác phong làm việc trong doanh nghiệp, kỹ năng ngoại ngữ,… là những kỹ năng mà HUTECH đặc biệt chú trọng cho sinh viên.
Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản lý xây dựng
Năm 2025, HUTECH dự kiến tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng theo 05 phương thức. Thí sinh có thể sử dụng 1 hoặc cả 5 phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.
Điều kiện xét tuyển:
. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
. Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
. Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do HUTECH quy định. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Điều kiện xét tuyển:
. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
. Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.
. Tốt nghiệp THPT
. Tổng điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên . Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.
. Tốt nghiệp THPT
. Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Thời gian xét tuyển học bạ: HUTECH dự kiến xét tuyển từ ngày 06/01/2025.
Điều kiện xét tuyển:
. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
. Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT
Nổi bật với môi trường học tập năng động, đội ngũ giảng viên có học hàm học vị cao giàu kinh nghiệm, đa dạng các hoạt động phong trào, sân chơi học thuật, mạng lưới liên kết hợp tác doanh nghiệp rộng khắp…HUTECH trở thành địa chỉ đào tạo được đông đảo thí sinh và quý phụ huynh tin tưởng lựa chọn để gửi trao tương lai, trong nhiều năm vừa qua. |
Xem thêm
>> Ngành Quản lý xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Ngành Quản lý xây xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Quản lý xây dựng thi khối (tổ hợp) nào?
>> Xét học bạ trực tuyến ngành Quản lý xây dựng?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu