Ngành đào tạo: Quản lý Xây dựng (áp dụng kể từ Khóa 2023)
1. Giới thiệu về chương trình đào tạo
Quản lý xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực quản lý dự án xây dựng, tư vấn lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ tổ chức thi công, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng, triển khai vận hành hệ thống mô hình thông tin công trình (BIM), phân tích tài chính và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong xây dựng....
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
- Chương trình nhằm mục tiêu đào tạo người kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt và các kỹ năng cần thiết để hành nghề quản lý trong lĩnh vực quản lý xây dựng, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước. Sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức vững chắc từ lý thuyết đến thực hành, nhằm có đủ khả năng quản lý các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công việc; khả năng sáng tạo và thích nghi với môi trường làm việc đa dạng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
2.2. Mục tiêu cụ thể (Program Objectives - POs)
-
[PO1] Có kiến thức về khoa học tự nhiên, chính trị xã hội và pháp luật đáp ứng cho việc tiếp thu kiến thức giáo dục đại học và học tập ở trình độ cao hơn.
-
[PO2] Có các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành đáp ứng cho hoạt động quản lý các dự án xây dựng.
-
[PO3] Có khả năng sử dụng máy tính, ngoại ngữ vào công việc; có tinh thần sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu và theo đuổi việc học tập suốt đời.
-
[PO4] Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm đủ để hành nghề hiệu quả trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLOs)
[PLO1] |
Khả năng nhận định vấn đề, thiết lập trình tự tính toán và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực xây dựng, bằng cách vận dụng các nguyên tắc toán học, khoa học và kỹ thuật |
[PLO2] |
Khả năng vận dụng quy định pháp luật; am hiểu định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, quy định về an toàn và môi trường vào công tác chuyên ngành |
[PLO3] |
Khả năng nhận thức trách nhiệm lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong việc đưa ra các nhận định chuyên môn, trên cơ sở xem xét đến các yếu tố hoàn cảnh môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước |
[PLO4] |
Khả năng giải quyết tình huống phát sinh, bằng cách vận dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ cần thiết |
[PLO5] |
Khả năng vận dụng công nghệ số trong hoạt động chuyên môn và học tập suốt đời |
[PLO6] |
Khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng, trong môi trường hội nhập quốc tế |
[PLO7] |
Khả năng hoạt động hiệu quả trong một nhóm mà tất cả thành viên cùng nhau lãnh đạo, tạo ra một môi trường hợp tác và bình đẳng, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện và đạt được các mục tiêu đề ra |
[PLO8] |
Khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn để thiết kế ra giải pháp đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong lĩnh vực quản lý xây dựng, trên cơ sở xem xét đến tính an toàn, sức khỏe và lợi ích cộng đồng, môi trường, khả thi của dự án trong và ngoài nước |
4. Khối lượng kiến thức toàn khoá
150 tín chỉ (bao gồm 47 tín chỉ đại cương và 103 tín chỉ chuyên ngành). Trong đó:
Khối kiến thức |
Số tín chỉ |
Tỷ lệ |
Tổng |
Bắt buộc |
Tự chọn |
Kiến thức giáo dục đại cương |
47 |
47 |
|
31,3% |
Lý luận chính trị |
11 |
11 |
|
|
Ngoại ngữ |
12 |
12 |
|
|
Tin học |
3 |
3 |
|
|
KHTN, KHXH&NV |
12 |
12 |
|
|
Pháp luật và kỹ năng |
9 |
9 |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
103 |
93 |
10 |
68,7% |
Kiến thức không tích luỹ |
5 |
|
5 |
|
Giáo dục thể chất |
5 |
|
5 |
|
Giáo dục quốc phòng và an ninh |
|
|
|
|
Tổng cộng |
150 TC |
140 TC |
15 TC |
100% |
5. Cơ hội nghề nghiệp khi ra trường
- Kỹ sư lập biện pháp thi công, triển khai bản vẽ shopdrawing
- Kỹ sư tổ chức thi công, lập tiến độ thi công
- Kỹ sư định giá, đấu thầu
- Kỹ sư quản lý dự án
- Kỹ sư quản lý đầu tư xây dựng
- Kỹ sư quản lý hệ thống thông tin công trình (BIM)
- Kỹ sư vận hành, quản lý khai thác công trình xây dựng
- Nhân viên hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến xây dựng tại địa phương, như: Ban Quản lý dự án, Phòng Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị, Thanh tra Xây dựng, Sở Xây dựng..., hoặc các Công ty và Tập đoàn xây dựng trong hoặc ngoài nước
6. Danh mục học phần (tải file tại
ĐÂY)
7. Đề cương chi tiết học phần (tải file tại
ĐÂY)
(Khoa Xây dựng - HUTECH)