Làm thế nào để deal lương với Nhà tuyển dụng một cách phù hợp?

Làm thế nào để deal lương với Nhà tuyển dụng một cách phù hợp?

(Chia sẻ bởi Chị Mai Thị Thu - Giám đốc Đối tác Nhân sự Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus - thành viên của Singapore Medical Group (SMG)): 

Làm thế nào để deal lương với Nhà tuyển dụng một cách phù hợp? 8

Đàm phán lương trong phỏng vấn:

Đàm phán lương là gì? 

Là quá trình thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động về mức lương, những khoản phụ cấp cũng như những chế độ đãi ngộ khác kèm theo (nếu có).

Mục tiêu của đàm phán lương:

  • Xác định giá trị bản thân: Giúp người lao động hiểu rõ và đánh giá đúng giá trị và đóng góp của mình trong công việc.

  • Đảm bảo mức cân bằng và hợp lý: Đảm bảo cho mức lương phù hợp với trách nhiệm, vị trí và thị trường lao động.

  • Tăng sự hài lòng và động lực: Đảm bảo người lao động cảm thấy đóng góp của mình cho doanh nghiệp được tôn trọng và ghi nhận, từ đó tăng động lực làm việc.

 

Mô hình 3P: 

P1: Position (Vị trí công việc) - Bao gồm yêu cầu và trách nhiệm công việc

Trả lương cho cho người lao động theo vị trí và công việc.

P2: Person (Năng lực cá nhân) - Bao gồm bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm

Trả lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc.

P3: Performance (Kết quả công việc) - Bao gồm hiệu quả và thành tích

Trả lương theo kết quả của người giữ vị trí công việc.

Làm thế nào để deal lương với Nhà tuyển dụng một cách phù hợp? 46

Áp dụng 3P trong đàm phán lương: 

P1: Position (vị trí công việc) - Khoảng lương cố định

Để sử dụng P1 trong quá trình đàm phán lương, ứng viên cần:

  • Nghiên cứu công ty và ngành nghề ứng tuyển: 

- Tìm hiểu về quy mô công ty và lĩnh vực hoạt động. Xác định xem đây là doanh nghiệp đã thành lập lâu năm chưa, tình hình kinh doanh ổn định hay không; hay là doanh nghiệp mới thành lập, còn mới,...

- Sau đó tiếp tục xác định mức lương của thị trường đối với ngành nghề ứng tuyển. Nếu có thể, hãy xác định ở các công ty có mô hình hoạt động, lĩnh vực tương tự.

  • Xác định vị trí ứng tuyển

Mỗi vị trí sẽ có một mức lương khác nhau tùy thuộc vào tính chất, kinh nghiệm được yêu cầu cho vị trí đó. Ứng viên nên xác định xem kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân phù hợp ở vị trí, ngành nghề nào (Thực tập sinh, nhân viên chính thức, quản lý dự án,...)

P2:  Person (năng lực cá nhân) - KPI

Mức lương để ứng viên đàm phán ở P2 sẽ dựa vào:

  • Học vị và kỹ năng

Bao gồm:

Bằng cấp: Trung cấp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ

Kỹ năng mềm: Giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian

Kinh nghiệm liên quan

  • Các chứng chỉ và kỹ năng mềm

Bao gồm:

Các chứng chỉ bổ sung như Ngoại ngữ, kỹ năng quản lý, chứng chỉ tin học

Ngoài ra, ứng viên có thể liệt kê ra những kỹ năng đặc biệt nổi trội giúp trả lời được câu hỏi: Tại sao công ty nên chọn bạn?

P3: Performance (kết quả công việc) - Hiệu quả và thành tích

Ở P3, mức lương sẽ được chi trả dựa theo:

+ Kết quả đạt được thông qua hiệu suất công việc và lợi ích người lao động mang lại cho công ty.

+ Khoản chi trả này thường sẽ gắn liền với doanh số của toàn công ty.

 

Ví dụ: Áp dụng 3P để trả cho vị trí A với các thông số như sau: 

 

P1 = 6.000.000 (VNĐ) là mức lương cơ bản

P2 = 2.000.000 (VNĐ) là mức thu nhập dành cho năng lực của nhân viên này (KPI cá nhân)

P3 = 1.500.000 (VNĐ) là mức lương trả khi hiệu quả công việc của nhân việc được đánh giá là ĐẠT YÊU CẦU

 

Như vậy, tiền lương nếu nhân viên đi làm và có hiệu quả công việc được đánh giá đạt yêu cầu: 

P1 + P2 + P3 = 9.500.000 (VNĐ)

 

Lưu ý nhỏ: Lương + phụ cấp (Gross/ gộp hoặc Net)

Xem thêm: Lương Net và lương Gross là gì? Nên nhận lương Gross hay Net có lợi hơn?  

Làm thế nào để deal lương với Nhà tuyển dụng một cách phù hợp? 131

Tips/ Mẹo để deal lương sao cho phù hợp:

  1. Cần phải kết hợp nhiều yếu tố trên từ việc tìm hiểu doanh nghiệp đến xác định năng lực của bản thân và kỳ vọng sẽ mang lại hiệu suất như thế nào cho doanh nghiệp 

  2. Không nên đề cập trước việc lương/ thưởng với nhà tuyển dụng để tránh việc thể hiện sự chưa chuyên nghiệp mà chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân thay vì thể hiện mong muốn đóng góp cho công ty

  3. Cũng không nên quá “dè chừng” trong việc thương lượng lương/thưởng làm giới hạn giá trị của bản thân 

  4. Định rõ mức lương tối thiểu chấp nhận được cho mỗi công việc, mỗi giai đoạn

  5. Ngoài lương, cũng nên cân nhắc đến những yếu tố khắc như: Cổ phiếu công ty, cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp, cơ hội đào tạo,...

  6. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên sắp hoặc mới tốt nghiệp, cơ hội nghề nghiệp cũng sẽ là một trong các yếu tố cần cân nhắc

 

Thông qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ giúp các bạn sinh viên định vị được khả năng, kinh nghiệm của bản thân để có thể deal lương với Nhà tuyển dụng một cách phù hợp nhất khi vừa có thể đạt được mong muốn, kỳ vọng của các bạn sinh viên, vừa có thể đáp ứng được yêu cầu, ngân sách tuyển dụng của doanh nghiệp.

 
14617786
×