Trong thời đại công nghệ và truyền thông bùng nổ, len lỏi đến từng ngóc ngách của đời sống như hiện nay, ngành Công nghệ thông tin đã trở thành lựa chọn số một cho nghề nghiệp tương lai của rất nhiều bạn trẻ.
Ngành học của những sự “không giới hạn”
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin, đặc biệt hấp dẫn những ai đam mê công nghệ và mong muốn được tiếp cận sớm nhất với những thành tựu công nghệ tiên tiến.
Ngành Công nghệ thông tin là lựa chọn số một của nhiều bạn trẻ
Ngày nay, bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin. Nhu cầu xã hội đối với sản phẩm của ngành này là vô cùng đa dạng, từ những phần mềm của một chiếc điện thoại cá nhân cho đến phần mềm quản lý của một doanh nghiệp, một ngân hàng, một hãng hàng không hay toàn bộ hệ thống an ninh quốc phòng của một quốc gia.
Quan trọng hơn, quá trình phát triển của mỗi công ty, tổ chức hay cá nhân trong nền kinh tế hiện đại đều không thể thiếu các giải pháp về Công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, số lượng công ty về công nghệ thông tin đang ngày càng nở rộ, các dự án và doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài cũng không ngừng phát triển đã mở ra cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn và “không giới hạn” cho những ai đam mê và quyết tâm theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin đầy thu hút này.
Nhân lực Công nghệ thông tin mới đáp ứng 70% nhu cầu của xã hội
Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Theo khảo sát của Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Công nghệ thông tin đang là ngành dẫn đầu về cơ hội việc làm dồi dào và mức thu nhập hấp dẫn. HUTECH đã đào tạo ngành Công nghệ thông tin gần 20 năm qua, và trong suốt thời gian đó HUTECH vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của xã hội, nhất là những doanh nghiệp có quan hệ hợp tác lâu dài và thường xuyên tuyển dụng trực tiếp tại trường.
SV HUTECH đạt giải Nhì Olympic Tin học Sinh viên 2013
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Công nghệ thông tin có thể làm lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, bảo mật thông tin, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,... tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin, công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng hoặc thăng tiến trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Càng nhiều kỹ năng mềm, càng “sáng giá”
Cũng như các ngành kỹ thuật – công nghệ khác, Công nghệ thông tin trước tiên đòi hỏi bạn phải có tư duy nhạy bén, tư duy logic, khả năng làm việc độc lập và khả năng tiếp cận công nghệ mới. Bên cạnh đó, để thành công trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, bạn cần giỏi ngoại ngữ để có thể tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trên thế giới, có kỹ năng làm việc nhóm để thực hiện những dự án, gói công việc chung đặc thù của ngành và có kỹ năng giao tiếp để tự tin trình bày ý tưởng, thuyết phục khách hàng.
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin HUTECH trong buổi giao lưu với đại diện tập đoàn FOIS (Nhật Bản)
Nhằm giúp các kỹ sư Công nghệ thông tin tương lai có thể hòa nhập tốt vào môi trường làm việc chuyên nghiệp trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, HUTECH định hướng đào tạo kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp. Không chỉ được học tập tại hệ thống phòng thực hành công nghệ thông tin, phòng Lab hiện đại với những phần mềm tiên tiến nhất hiện nay, sinh viên HUTECH còn được sự hướng dẫn trực tiếp của các giảng viên là chuyên gia đầu ngành về công nghệ thông tin đang công tác tại các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, việc thực tập tại các công ty, tập đoàn hàng đầu mang đến cho sinh viên HUTECH thế mạnh vượt trội về năng lực thiết kế, tổ chức, phân tích, xây dựng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để mang đến tiện ích, doanh thu cho doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.
Nhờ đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại HUTECH luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về năng lực đáp ứng công việc. Mỗi năm, trên 95% sinh viên ngành Công nghệ thông tin HUTECH đã tìm được việc làm và thăng tiến nhanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: lập trình viên, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng, điện toán đám mây, công nghệ di động, thương mại điện tử, game...
Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển những môn nào?
Năm 2015, HUTECH tuyển sinh trình độ Đại học ngành Công nghệ thông tin với các tổ hợp môn xét tuyển (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Văn, Toán, Tiếng Anh), (Toán, Hóa, Tiếng Anh) theo cả hai hình thức: tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ THPT.
Thí sinh và phụ huynh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào HUTECH năm 2014
Đối với hình thức tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh cần dự thi tại các cụm thi THPT Quốc gia do các trường đại học tổ chức và đạt điểm từ 15 điểm trở lên cho bậc ĐH và 12 điểm trở lên cho bậc CĐ ở tất cả các tổ hợp môn. (Nhận hồ sơ NV1 từ ngày 01/8 - 20/8/2015).
Đối với hình thức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ THPT, thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; Điểm trung bình các môn thuộc khối xét tuyển trong 3 năm THPT đạt từ 6.0 trở lên đối với ĐH và 5.5 trở lên đối với CĐ. (Nhận hồ sơ Đợt 1 đến ngày 5/8; Đợt 2 từ ngày 6/8 - 25/8/2015).
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (08) 5445 2222 - (08) 2201 0077
* Website: www.hutech.edu.vn
Xuân Dung
Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông
Tin bài liên quan
Ngành Công nghệ thông tin: Những điều bạn cần biết
Bạn có phù hợp với ngành công nghệ thông tin
Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào
Ngành công nghệ thông tin xét tuyển những môn nào