Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu

Dưới bàn tay tài hoa của chàng sinh viên trẻ Lê Ngọc Biết, những chiếc vảy cá vô dụng biến thành những bông mai vàng rực rỡ.
 
Ngọc Biết (sinh viên năm 3 trường ĐH Công nghệ TP HCM) là người đầu tiên tái sử dụng phế phẩm vảy cá để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.
 
Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu 11
Anh Lê Ngọc Biết có nhiều thành tích ấn tượng

Ý tưởng tái sử dụng vảy cá của Ngọc Biết có từ 2 năm trước. Khi mới bắt tay thực hiện, Biết nhận không ít sự phản đối, ngăn cản từ bạn bè, người thân vì cho rằng đó là ý tưởng điên rồ, thực hiện xong không ai mua.

Nhưng quyết là làm, Biết đi xin vảy cá rồi mày mò thực hiện. Dù không ít lần thất bại khi vảy có mùi tanh, chất lượng màu nhuộm không ưng ý nhưng Ngọc Biết chưa từng có suy nghĩ bỏ cuộc.

Khi mới làm, Biết thường đi gom vảy tại các chợ bán lẻ là một bọc hỗn hợp gồm vảy, ruột, phân..., sau đó mới bắt đầu làm sạch. Vảy được rửa sạch, khử mùi, nhuộm màu và phân loại vảy theo kích cỡ. Ngọc Biết chia sẻ, trong các khâu thực hiện, khó nhất là thu mua và khử tanh. Sau nhiều lần thử nghiệm và thất bại, cuối cùng Biết cũng tìm được công thức nhuộm màu cho vảy cá ưng ý.

Ngọc Biết nói: "Trước do hàng làm ít, mình có thể xin các cô các chú ở chợ. Sau này sản xuất nhiều hơn, hàng không có đủ mà bán nên mình đã hợp tác với một công ty làm chả cá tại Phú Yên để thu mua vảy. Mức giá thu mua 10.000 đồng/kg. Trung bình 1kg ướt sẽ thu được 1 gram vảy khô".

 
Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu 34
Vảy cá sau khi được phân loại và nhuộm màu

Do đặc tính trơn, khó bám dính so với vải hay giấy nên nhuộm màu cho vảy cá cũng cần nghiên cứu sâu hơn. Việc nhuộm màu đã khó, việc sử dụng các loại chất tẩy đảm bảo an toàn với người dùng còn khó hơn. Hiểu được tâm lý e ngại của khách hàng, Ngọc Biết đã chọn hóa chất xử lí vảy cá tự nhiên, an toàn. Do vậy mà thời gian nhuộm màu cũng lâu hơn. Hiện để nhuộm một mẻ vảy sẽ mất khoảng 48 tiếng. Anh chia sẻ thêm: "Nhiều hôm nửa đêm mình phải lọ mọ đi kiểm tra chất lượng màu của vảy, được một cái là đem vớt ra phơi luôn, chứ để lâu là hỏng hết màu vảy".

Chia sẻ về ý tưởng tái sử dụng vảy cá, Ngọc Biết nói: "Quê mình ở Phú Yên, có lợi thế về biển cũng như có nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm về chả cá, cá xuất khẩu. Mình quyết định sẽ làm một điều gì đó để giúp đỡ quê hương, dù còn rất nhỏ".

Ban đầu, Biết cùng các bạn của mình xây dựng ý tưởng làm tranh từ vảy cá. Được biết tranh vảy là loại tranh độc nhất và chưa từng có nơi nào thực hiện. Giá bán mỗi bức tranh vảy dao động từ 500 - 5 triệu đồng. Hơn nữa, do đặc tính cong lại sau khi khô nên người gắn tranh vừa gắn vừa chờ vảy khô lại nếu không muốn xuất hiện khoảng trống trên tranh.

 
Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu 54
Tranh vảy cá - một sản phẩm sáng tạo của Ngọc Biết
 
Sau một thời gian làm, nhận thấy đặc tính riêng biệt của vảy cá, Ngọc Biết có suy nghĩ sao không thử làm hoa mai. Khi vảy khô sẽ cong lại giống như cánh hoa mai. Sau khi thử nghiệm, kết quả thu về ngoài mong đợi. Biết quyết định triển khai mô hình làm cánh mai vàng từ vảy cá khoảng 2 tháng trước Tết. Giá mỗi cây mai (tùy kích cỡ) sẽ dao động từ 150 - 500 đồng/ sản phẩm nhưng lúc nào cũng thiếu hàng bởi "cây mai vàng đón tết từ vảy cá" được sản xuất giới hạn.

Do làm từ vảy cá nên nhiều người còn lạ lẫm. Ban đầu toàn là người quen, sau dần dần mới có nhiều khách hàng hỏi mua. Thêm vào đó giá bán cũng khá rẻ nên sản phẩm được mọi người quan tâm.
Không chỉ nghĩ ra ý tưởng tận dụng phế phẩm ở quê nhà, Ngọc Biết còn tạo cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên trong trường. Mỗi bông hoa mai khi dán xong 12 cánh sẽ được trả 300 đồng. Một ngày sẽ sản xuất được chừng 4 cây, ước tính thu nhập sẽ khoảng 120.000 đồng. Biết đang tạo cơ hội việc làm cho khoảng 20 bạn sinh viên.

 
Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu 73
Trong dịp Tết Kỷ Hợi năm nay - mai vàng vảy cá là mặt hàng chưa bao giờ hết "hot"

Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu 81
Sản phẩm cây mai vàng phục vụ Tết

Ngọc Biết bật mí đang tích trữ được khoảng một tấn vảy cá để ấp ủ cho những dự án sắp tới. "Trước hết là trong dịp 14/2 sắp tới, mình cùng các bạn sẽ dự định làm các sản phẩm hoa hồng từ vảy cá. Sau đó sẽ cố gắng mở rộng mô hình làm sản phẩm từ vảy cá về địa phương để có thể tạo được công ăn việc làm cho bà con quê mình".

Ngọc Biết từng đem sản phẩm chế tác từ vảy cá đến với cuộc thi "Tôi, khởi nghiệp 2017" (ĐH Ngân hàng), "Ý tưởng sáng tạo du lịch 2017" (ĐH HUTECH phối hợp với Sở Du lịch TP HCM tổ chức)... và đều giành được giải Ba.


Thúy Quỳnh
Ione.net
Phòng Công tác Sinh viên

 
14574398
Các tin khác
Còn 12 ngày để đăng kí tham gia “đường đua” HUTECH STARTUP WINGS 2019 Cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất dành cho sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – HUTECH STARTUP WINGS 2019 - sẽ chính thức khép lại Vòng...
Làm trà từ búp thanh long TTO - Tác giả của đề án khởi sự kinh doanh 'Trà búp thanh long Đức Thuận' là nhóm sinh viên Mã Phú Cường, Trần Lê Mỹ Quỳnh và Trương Hoàng Phúc,...
Chàng trai làm hoa mai chưng Tết từ vảy cá TTO - Lê Ngọc Biết là sinh viên năm 3, trường Đại học HUTECH. Từ những chiếc vảy cá lấp lánh bị bỏ đi như phế phẩm, chàng trai Phú Yên lên ý tưởng...
Ông Trần Văn Liêng – TGĐ Vinacacao VietNam là Mentor đầu tiên của “HUTECH STARTUP WINGS 2019” Ông Trần Văn Liêng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam sẽ là Mentor đầu tiên đảm nhận vai trò tư vấn ban đầu cho tất...
Chính thức phát động Cuộc thi khởi nghiệp sinh viên “HUTECH Startup Wings 2019” Sáng nay (09/01/2019), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Khởi nghiệp sinh viên “HUTECH Startup Wings 2019” tại trụ...
Lễ phát động Cuộc thi “HUTECH Startup Wings 2018” sẽ diễn ra vào ngày 09/01 Chỉ còn 5 ngày nữa (09/01/2019), Lễ phát động Cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp “HUTECH Startup Wings 2018” của Trường của Đại học Công nghệ TP.HCM...
widget avatar
Đại học HUTECH

HUTECH chào bạn!
Mời bạn gửi thắc mắc của mình tại đây để được giải đáp nhanh chóng nhé!

×