Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH

[HUTECH's Portrait] - Kỳ 7

Lê Ngọc Biết trưởng nhóm sinh viên có dự án “Tranh vảy cá” đã chinh phục rất nhiều giải thưởng từ các cuộc thi sáng tạo kinh doanh, khởi nghiệp. Gặp anh chàng sinh viên năm 2, chuyên ngành Marketing, Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD), Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Đại học HUTECH) bản lĩnh, đầy nhiệt huyết để hiểu hơn câu chuyện đầy thú vị về ý tưởng độc đáo này.
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 4
Lê Ngọc Biết - sinh viên Đại học HUTECH (ngoài cùng bên phải) cùng nhóm bạn tại cuộc thi "Tôi khởi nghiệp" vừa qua

Vừa qua tại Cuộc thi “Tôi, Khởi nghiệp 2017” do CLB Khởi nghiệp FIC, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM phối hợp cùng với Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM tổ chức, Lê Ngọc Biết và ê-kíp hơn 10 bạn sinh viên đã xuất sắc giành Giải ba với ý tưởng “Tranh vảy cá”. Không dừng lại ở đó, dự án này lại một lần nữa được xướng tên trong lễ trao giải cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo du lịch-Tourisum Ideas 2017” do Khoa QT-DL-NH-KS của Đại học HUTECH tổ chức. Vượt qua các dự án du lịch mới lạ khác, bước vào vòng chung kết và giành Giải ba chung cuộc, Nhóm sinh viên trẻ tuổi đã khẳng định tiềm năng phát triển và tính khả thi cho sản phẩm độc đáo của mình.
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 12
Nhận giải Ba cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo du lịch-Tourisum Ideas 2017” do Đại học HUTECH tổ chức

Đam mê và bản lĩnh, một anh chàng 9x luôn khát khao được đem hoài bão ý tưởng kinh doanh không chỉ để giúp ích cho chính mình mà còn cho rất nhiều người khác trong xã hội. Trò chuyện với Ngọc Biết trong những ngày đầu năm mới Mậu Tuất, để nhựa sống căng tràn mở đầu câu chuyện về nghị lực và niềm tin vào cuộc sống.

Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp là nỗi niềm người con xứ Biển
Với ý tưởng khởi nghiệp “Tranh vảy cá”, anh chàng sinh viên Đại học HUTECH đã gây ấn tượng và chinh phục những giải cao với sản phẩm thủ công mỹ nghệ du lịch độc đáo. Xuất phát từ việc khai thác và tận dụng những phế phẩm sẵn có chủ yếu là từ các loại vảy cá và một số vật liệu khác như: xương cá, râu tôm, vỏ cua,... Ngọc Biết và ê-kíp hơn 10 bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác đã chinh phục các nhà đầu tư là các doanh nghiệp với sản phẩm tranh làm từ những chất liệu tưởng chừng như bỏ đi. “Một vốn bốn lời” là những gì tác giả ý tưởng “Tranh vảy cá” khẳng định về lợi nhuận thu được từ sản phẩm nếu được triển khai ở mô hình lớn.
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 25
Lê Ngọc Biết tự tin chinh phục Ban giám khảo bằng sự nhiệt huyết và quyết tâm của mình
Giới thiệu dự án của mình bằng một lời tâm sự hết sức chân thành và mộc mạc về ý tưởng khởi nghiệp từ vùng quê nhỏ bé: “Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm biển ở Phú Yên, một vùng biển đầy nắng, gió, sớm tối quen với những mẻ cá, tôm. Chính những mẻ cá nuôi em ăn học, tiếp bước cho em vào đại học là hình ảnh em không bao giờ quên. Ý tưởng bắt đầu khi em tình cờ quan sát những con cá biển to và chắc, lớp vảy bóng loáng dưới ánh mặt trời. Em nghĩ mông lung là tại sao những thứ đẹp như thế người ta lại vứt đi lãng phí như vậy. Và kể từ đó, câu hỏi thôi thúc em rằng: Tại sao không kết hợp vảy cá với tranh nhỉ, đó sẽ là một sự kết hợp độc đáo và tuyệt vời”.
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 35
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 38
Lớn lên từ biển nên những gì thuộc về biển đều lấp lánh và gắn bó với Biết

Không được trọn vẹn sống trong một mái gia đình có đủ ba mẹ và em trai, từ lớp 5 Ngọc Biết phải sống với bà, vì vậy tuổi thơ của Biết chứa đựng nhiều “sương gió” của một cậu học sinh chăm ngoan và đầy nghị lực. Bước vào giảng đường đại học với nhiều mơ ước nhưng cũng chính thời điểm này cậu sinh viên năm nhất phải đối mặt với khá nhiều khó khăn khi bà mình lâm bệnh, con đường để được tiếp tục đến trường dường như khép lại, để rồi chính áp lực “cơm áo, gạo tiền” lại là động lực để bạn luôn nghĩ đến chuyện tự lập bằng cách kinh doanh. Và khởi đầu chính là việc tham gia các cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên, quyết tâm chinh phục các giải thưởng cao tại các cuộc thi khởi nghiệp.

Mạnh dạn khởi nghiệp bằng khát khao tuổi trẻ
Sau cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo du lịch - Tourism Ideas” do Đại học HUTECH tổ chức, những đơn đặt hàng mà Ngọc Biết nhận được nhiều hơn, các doanh nghiệp bắt đầu biết đến và đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu của “Tranh vảy cá”. Đặc biệt, mới đây Ban Giám hiệu của Đại học HUTECH đã hỗ trợ bạn với số tiền 30.000.000 đồng, cùng những sự ủng hộ khác từ Khoa QTKD – nơi bạn đang là sinh viên năm 2. Anh chàng sinh viên nghèo nhưng luôn đầy ý chí vươn lên, trên chiếc xe đạp cọc cạch lặn lội đi hết chợ cá này đến chợ cá khác, không ngưng nói về niềm hạnh phúc khi được hiện thực hóa ước mơ từ “đôi bàn tay trắng”.
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 50
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 52
Sau cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo du lịch-Tourisum Ideas 2017”, Tranh vảy cá của nhóm Biết đã được nhiều doanh nghiệp biết đến và đặt hàng

Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 58
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 60
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 62
Đằng sau một sản phẩm hoàn chỉnh là cả một hành trình dài tỉ mỉ thực hiện

Tuy nhiên, để đem đến các cuộc thi một sản phẩm hoàn chỉnh và tự tin, thuyết phục trước ban giám khảo, hành trình làm nên một bức tranh hoàn chỉnh không phải là một điều dễ dàng. Ngọc Biết chia sẻ: “Để làm một bức tranh vảy cá nhóm đã nghiên cứu từ chất liệu vải in tranh nền, enzym làm sạch chất bẩn và khử mùi tanh trên vảy cá. Tham khảo chất nhuộm màu an toàn với người sử dụng được nhuộm trên vảy. Đề xuất hướng ốp vảy cá sao cho đẹp và độc đáo”. Sự tỉ mỉ cùng những công đoạn thực hiện bằng thủ công tinh xảo đã thật sự khiến người ta phải nể phục ở nhóm sinh viên dám mở rộng ý tưởng kinh doanh này.
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 69
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 71
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 73
Những sản phẩm tiêu biểu của dự án

Song song với việc tiếp tục phát triển dự án “Tranh vảy cá”, Ngọc Biết còn nhen nhóm một số kế hoạch tiềm năng khác như: “Dự án mô hình dịch vụ nghỉ trưa”, “Kinh doanh các sản phẩm giáo dục”, “Dự án dè xe 360 độ”,... Trải nghiệm thực tế kinh doanh trong buổi đầu “khởi nghiệp”, cùng với niềm tin và khát khao được đưa ý tưởng của mình vào cuộc sống, cậu sinh viên ngành Marketing vẫn từng ngày miệt mài hơn dưới mái trường HUTECH với thành tích học tập xuất sắc, bởi với cậu, từng giờ học luôn là những khoảnh khắc vô cùng quý báu để trau dồi và phát triển thêm dự án tương lai của mình.
Thú vị câu chuyện khởi nghiệp bằng “Tranh vảy cá” của sinh viên Đại học HUTECH 81
“Đừng ngần ngại theo đuổi đam mê khi bất cứ ai cũng có thể thành công” là những gì Ngọc Biết nhắn nhủ đến các bạn trẻ
 
Tuổi trẻ đầy ước mơ và mong muốn vượt qua nhiều chông gai thách thức, “Đừng ngần ngại theo đuổi đam mê khi bất cứ ai cũng có thể thành công”, hãy luôn giữ một niềm tin mãnh liệt, là những gì Ngọc Biết muốn nhắn gửi đến những bạn trẻ đang ấp ủ những hoài bão của đời mình. “Tranh vảy cá” là một trong những câu chuyện điển hình của sinh viên Đại học HUTECH, tiếp thêm hy vọng cho những ai đang theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp.

Thực hiện: Hà Giang
Phòng Tư vấn Tuyển sinh - Truyền thông


Các bài viết cùng chuyên mục:
14569071
Các tin khác
Còn 12 ngày để đăng kí tham gia “đường đua” HUTECH STARTUP WINGS 2019 Cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất dành cho sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – HUTECH STARTUP WINGS 2019 - sẽ chính thức khép lại Vòng...
Nam sinh Phú Yên tái chế hoa mai từ vảy cá kiếm tiền triệu Dưới bàn tay tài hoa của chàng sinh viên trẻ Lê Ngọc Biết, những chiếc vảy cá vô dụng biến thành những bông mai vàng rực rỡ. Ngọc Biết (sinh viên...
Làm trà từ búp thanh long TTO - Tác giả của đề án khởi sự kinh doanh 'Trà búp thanh long Đức Thuận' là nhóm sinh viên Mã Phú Cường, Trần Lê Mỹ Quỳnh và Trương Hoàng Phúc,...
Chàng trai làm hoa mai chưng Tết từ vảy cá TTO - Lê Ngọc Biết là sinh viên năm 3, trường Đại học HUTECH. Từ những chiếc vảy cá lấp lánh bị bỏ đi như phế phẩm, chàng trai Phú Yên lên ý tưởng...
Ông Trần Văn Liêng – TGĐ Vinacacao VietNam là Mentor đầu tiên của “HUTECH STARTUP WINGS 2019” Ông Trần Văn Liêng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam sẽ là Mentor đầu tiên đảm nhận vai trò tư vấn ban đầu cho tất...
Chính thức phát động Cuộc thi khởi nghiệp sinh viên “HUTECH Startup Wings 2019” Sáng nay (09/01/2019), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Khởi nghiệp sinh viên “HUTECH Startup Wings 2019” tại trụ...
widget avatar
Đại học HUTECH

HUTECH chào bạn!
Mời bạn gửi thắc mắc của mình tại đây để được giải đáp nhanh chóng nhé!

×