Khoa Nhật Bản học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức "Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học: Bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa năm 2024-2025" vào ngày 20/12 đã mở ra không gian tranh biện học thuật đầy sôi nổi cho sinh viên Khoa.
Diễn ra tại Saigon Campus, chương trình có sự tham dự của đông đảo sinh viên và giảng viên Khoa
Diễn ra tại Trụ sở Điện Biên Phủ (Saigon Campus), hội nghị có sự hiện diện của ThS. Hồ Tố Liên - Trưởng Khoa Nhật Bản học cùng các thầy cô giảng viên hướng dẫn đồng hành cùng sinh viên trong quá trình hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Phát biểu mở đầu chương trình, ThS. Hồ Tố Liên nhấn mạnh: "Trước khi tiến hành nghiên cứu thực tiễn, bảo vệ đề cương là bước quan trọng không thể thiếu. Đây là dịp để sinh viên trình bày kế hoạch, tiếp nhận ý kiến đóng góp và chỉnh sửa hợp lý, giúp hoàn thiện hướng đi để nâng cao chất lượng nghiên cứu. Quá trình này cũng giúp các bạn rèn luyện kỹ năng phân tích, phản biện và đảm bảo rằng đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn, khả thi và có giá trị ứng dụng cao".
ThS. Hồ Tố Liên nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ đề cương trước khi tiến hành triển khai đề tài
Tại hội nghị, 13 nhóm sinh viên với 13 đề tài nghiên cứu thú vị đã trình bày ý tưởng của mình và nhận về nhiều lời nhận xét hữu ích từ giảng viên. Những góp ý này không chỉ giúp sinh viên hoàn thiện nội dung nghiên cứu mà còn mở ra những góc nhìn mới, làm phong phú thêm hướng phát triển đề tài của mỗi nhóm.
13 nhóm sinh viên đã trình bày ý tưởng của mình và nhận về nhiều lời nhận xét hữu ích từ giảng viên
Cụ thể 13 đề tài nghiên cứu khoa học về nhiều chủ đề xoay quanh đất nước Nhật Bản của sinh viên như sau:
STT |
Tên đề tài |
Nhóm sinh viên |
Giảng viên hướng dẫn |
1 |
Văn hoá tiêu dùng của người Nhật và vai trò của sản phẩm nội địa |
Huỳnh Nguyễn Ngọc Nhi |
ThS. Trần Thị Kiều Oanh
GV. Nguyễn Thị Bé |
2 |
Nét độc đáo trong văn hóa đồ gốm Nhật Bản qua các thời kỳ |
Trần Thu Nhật Lệ
Phạm Thị Kim Tuyền
|
ThS. Trần Thị Kiều Oanh
GV. Đỗ Thị Xuân |
3 |
Tục nhuộm răng đen của người Nhật - so sánh với Việt Nam |
Nguyễn Dương Tuyết Trinh
Trần Thu Nhật Lệ
Phạm Thị Kim Tuyền |
ThS. Đoàn Thị Minh Nguyện
GV. Hồ Thị Kim Anh |
4 |
Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đối với ngôn ngữ và văn hóa hiện đại |
Võ Hà Trúc Chi
Nguyễn Gia Thịnh
Trần Thị Ánh Thi |
ThS. Đoàn Thị Minh Nguyện
GV. Nguyễn Thị Thúy Vi
|
5 |
Ẩm thực Nhật Bản - truyền thống và hiện tại |
Nguyễn Minh Trâm Anh
Phạm Thị Ngọc Trâm
Lê Thị Như Ngọc
Lê Phạm Bảo Hân |
ThS. Trần Thị Kiều Oanh |
6 |
Giá trị văn hóa sân khấu truyền thống kịch Noh của Nhật Bản
|
Trần Lan Anh
Trần Triều Châu
Trần Hoàng Thuỷ Linh
Nguyễn Đỗ Bảo Ngọc |
ThS. Trần Thị Kiều Oanh
GV. Nguyễn Thị Thúy Vi |
7 |
Văn hoá làm việc nhóm trong các công ty Nhật Bản |
Lưu Kim Anh
Nguyễn Nhựt Lâm
Phạm Thị Kiều Anh
Nguyễn Thành Đạt |
ThS. Hồ Tố Liên
GV. Nguyễn Thị Bé |
8 |
Chiến lược đối ngoại của Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang |
Vương Gia Nghi |
ThS. Trần Thị Kiều Oanh |
9 |
Hikikomori: Hiện tượng tự cách ly trong xã hội Nhật Bản và các nguyên nhân xã hội, văn hóa |
Hoàng Thị Hồng Hoa |
ThS. Phạm Lê Uyên |
10 |
Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tiếng Nhật trong thời đại số |
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Nguyễn Thị Thu Thảo
Tưởng Thị Trang Dung |
ThS. Hồ Tố Liên |
11 |
Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến xã hội Nhật Bản trong giai đoạn thế kỷ 19 -20
|
Lê Kim Ngân
Ngô Nhật Anh
Nguyễn Hoài Bảo
Nguyễn Thị Đông Đào |
ThS. Trần Thị Kiều Oanh |
12 |
Tìm hiểu về công việc Vtuber trong thời đại công nghệ số |
Hà Trần Diệu Phong |
ThS. Hồ Tố Liên
GV. Hồ Thị Kim Anh |
13 |
Tìm hiểu về phó từ biểu thị thời gian trong tiếng Nhật |
Đinh Công Trực
Nguyễn Hoàng Thuý An
Đặng Thị Nhân Duyên |
ThS. Đoàn Thị Minh Nguyện |
Kết thúc hội nghị, các bạn sinh viên trở nên tự tin hơn vào đề tài nghiên cứu của mình nhờ những nhận xét mang tính xây dựng từ các giảng viên. Đây là cơ hội quý giá để các bạn hoàn thiện đề cương, đồng thời rèn luyện các kỹ năng quan trọng như thuyết trình, phân tích và phản biện.
Kết thúc hội nghị, các bạn trở nên tự tin hơn vào đề tài nghiên cứu của mình nhờ những nhận xét từ thầy cô
Với sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ giảng viên, các nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng bài nghiên cứu khoa học của mình. Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy sự sáng tạo mà còn khuyến khích nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng hiểu biết về lĩnh vực văn hóa Nhật Bản cho sinh viên Nhà trường.
Tin: Quỳnh Anh
Ảnh: Hữu Hào
TT. Truyền thông