Sáng 28.4, Phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng (KT&ĐBCL) phối hợp với Phòng Đối ngoại và Quản lý Khoa học (ĐN&QLKH) tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá học tập bằng hình thức trực tuyến trong giáo dục đại học”. Trong bối cảnh việc học trực tuyến kéo dài do ảnh hưởng của dịch COVID-19, buổi tọa đàm hướng đến mục tiêu đúc kết kinh nghiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khảo thí, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
TS. Bùi Hà Phương - Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra bằng hình thức thi vấn đáp trực tuyến - Ảnh: Lý Nguyên.
Ban Chủ tọa của buổi tọa đàm gồm TS. Nguyễn Duy Mộng Hà - Trưởng Phòng KT&ĐBCL; TS. Nguyễn Thành Nhân - Phó Trưởng khoa Giáo dục; TS. Cao Thị Châu Thủy, Phó Trưởng Phòng KT&ĐBCL.
Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Duy Mộng Hà đặt vấn đề làm thế nào để đánh giá trực tuyến đảm bảo tính công bằng, khách quan, trung thực, phản ánh được đúng chất lượng đào tạo. Từ đó, Trưởng Phòng KT&ĐBCL cho biết chủ trương của Nhà trường về lâu dài là việc giảng dạy và kiểm tra trực tuyến sẽ được áp dụng theo mô hình blended-learning (tức vừa online vừa offline). Nhà trường sẽ tiếp tục hướng đến giảng dạy trực tuyến tối đa 30% tổng khối lượng chương trình đào tạo khi có hệ thống E-learning đủ mạnh.
TS. Nguyễn Duy Mộng Hà - Trưởng Phòng KT&ĐBCL khẳng định: “Buổi Tọa đàm sẽ giúp Nhà trường nhìn nhận được đúng thực trạng, có cái nhìn sâu hơn trong việc đề ra các chính sách, chiến lược lâu dài trong công tác đào tạo, giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trực tuyến” - Ảnh: Khánh Linh
Với thành công đạt được TS. Nguyễn Thị Bích Phượng - Phó trưởng Khoa Ngữ văn Đức và thầy Brụi Dròng Kơn, Giảng viên Khoa Ngữ văn Đức đã mang đến phần trình bày Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá học tập bằng hình thức thi tự luận trực tuyến. Trong đó, bài tham luận đã đưa ra 3 lưu ý quan trọng khi soạn đề tự luận trực tuyến qua Google Biểu Mẫu:
TS. Nguyễn Thị Bích Phượng với bài tham luận Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá học tập bằng hình thức thi tự luận trực tuyến - Ảnh: Khánh Linh
Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Thị Bích Phượng cũng đưa ra một số hướng dẫn cần thiết cho các cán bộ coi thi xuyên suốt quá trình gác thi tự luận trực tuyến:
Bài tham luận thứ hai Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá học tập bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến do TS. Trần Thị Mai Nhân - Quyền Trưởng Khoa Việt Nam học trình bày.
Đại diện khoa Việt Nam học cho biết hình thức kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, nó phù hợp với xu thế của thời đại và tình hình thực tế hiện nay. Đây cũng là cơ hội để giảng viên và sinh viên rèn luyện kỹ năng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, việc tổ chức hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến chỉ có hiệu quả khi có ngân hàng đề soạn sẵn, sự chuẩn bị về kỹ thuật, sinh viên cũng như giảng viên đã quen với cách kiểm tra trực tuyến.
TS. Trần Thị Mai Nhân đưa ra nhiều phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến trên nền tảng LMS - Ảnh: Khánh Linh
Về nguyên tắc thiết kế đề thi trắc nghiệm, TS. Trần Thị Mai Nhân gợi ý một số điểm như sau: Đáp án nên cùng chung độ dài, tránh lựa chọn đáp án đúng quá dài hoặc quá ngắn; Các đáp án nên phân tầm cao thấp, gần giống đáp án đúng; Tránh lựa chọn Không đáp án nào đúng và Tất cả đều đúng; Tránh phương án A và B đúng/sai; Tránh câu hỏi chỉ kiểm tra trí nhớ, nên kết hợp với hiểu, phân tích, suy luận và vận dụng.
Bài tham luận cuối cùng Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá học tập bằng hình thức thi vấn đáp trực tuyến do TS. Bùi Hà Phương trình bày. Hình thức thi vấn đáp vốn được xem chỉ nên tổ chức bằng hình thức trực tiếp song TS. Bùi Hà Phương khẳng định vẫn có thể tổ chức thi vấn đáp trực tuyến thành công.
Từ đó, Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ đưa ra một số kinh nghiệm về trình tự tổ chức của hình thức thi này:
1. Giảng viên phổ biến thông tin, hướng dẫn về buổi thi cho tất cả sinh viên
2. Gọi tên từng SV vào phòng thi trực tuyến (group zalo, phòng chờ thi)
3. GV đặt câu hỏi chính và SV có 5 phút để ghi câu trả lời ra giấy, word và trả lời câu hỏi chính
4. GV đặt câu hỏi phụ (từ 2-3 câu/SV) và SV trả lời nhanh, không trình bày ra giấy
5. SV gửi bài làm trước khi thoát ra khỏi phòng thi.
6. GV xác nhận bài làm và gọi SV kế tiếp vào phòng thi.
Buổi tọa đàm còn có sự tham gia đóng góp ý kiến của GVC.ThS. Nguyễn Thị Sáu - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng, Đại học Công nghệ TP. HCM - Ảnh: Khánh Linh
Nội dung: KHÁNH LINH
ẢNH: KHÁNH LINH, LÝ NGUYÊN