GIA HẠN TUYÊN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP, KINH TẾ NHẬT BẢN CHỊU NHỮNG ẢNH HƯỞNG GÌ?
Chuyên gia kinh tế Toei Kiuchi của Viện nghiên cứu tổng hợp Nomura đã ước tính rằng nếu tiếp tục kéo dài tình trạng hạn chế ra ngoài cũng như hạn chế kinh doanh trong hai tháng thì chi tiêu cá nhân sẽ giảm khoảng 27,8 nghìn tỷ yên. Và ngay cả khi tuyên bố được dỡ bỏ thì tiêu dùng tích cực cũng sẽ bị hạn chế trong một thời gian để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, theo tính toán, từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay, chỉ tính riêng chi tiêu cá nhân, Nhật Bản sẽ mất khoảng 47 nghìn tỉ yên, GDP vào năm 2020 sẽ bị giảm đi 8,5%.
Mặt khác, Hideo Kumano, chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu kinh tế cuộc sống Dai-ichi đã thực hiện một tính toán bao gồm cả tiêu dùng cá nhân và sự đình trệ đầu tư của các công ty khác nhau. Theo đó, việc gia hạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp đến ngày 31 tháng này sẽ gây ra một thiệt hại kinh tế rất lớn, GDP sẽ bị giảm 45 nghìn tỷ yên, tương đương 8.4%. Ông Kumano cho biết, tại một bộ phận những tỉnh thành ngoài khu vực được cảnh báo đặc biệt thì việc hạn chế ra ngoài đã được nới lỏng, tuy nhiên những nơi đó chỉ chiếm 35%, trên tổng GDP của cả nước, một mức độ khá nhỏ. Thêm vào đó, vì tại các tỉnh khác việc di chuyển vẫn tiếp tục bị hạn chế, hoạt động của các doanh nghiệp không được cải thiện đáng kể nên tổn thất về kinh tế có lẽ vẫn sẽ rất lớn.
Ngoài ra, theo một chuyên gia kinh tế Toshihiro Nagahama cũng thuộc Viện nghiên cứu kinh tế cuộc sống Dai-ichi, ước tính rằng sẽ có 368000 người thất nghiệp do ảnh hưởng của tuyên bố khẩn cấp cho đến ngày 6 tháng 5 và việc gia hạn thêm một tháng sẽ khiến con số này tăng gần gấp đôi lên 778000 người thất nghiệp.
Theo ông Ryutaro Kono, Chuyên gia kinh tế tại BNP Paribas Securities, với việc tiếp tục hạn chế ra ngoài cho đến khi phổ cập được vacxin và thuốc điều trị Covid-19 thì 1 năm sau khi dỡ bỏ tuyên bố khẩn cấp, các hoạt động kinh tế cũng không thể quay về như trước được.
Nguồn Isenpai
Mỹ Toàn
Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH