PHONG TỤC VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM Ở NHẬT BẢN

Hatsumoude (đi chùa đầu năm) là cuộc viếng thăm một ngôi chùa để cầu xin sức khỏe, tài lộc, cầu cho hòa bình…Trong 3 ngày đầu tiên của năm mới, những ngôi chùa lớn tại Tokyo, Nhật Bản ước tính đón khoảng 1 triệu lượt khách mỗi ngày.

PHONG TỤC VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM Ở NHẬT BẢN 8
Ba ngày đầu năm, lượng khách đến viếng chùa vô cùng đông đúc nhưng mọi người đều rất trật tự và nghiêm túc xếp hàng 
 

Các sản phẩm và hoạt động truyền thống thường được tái hiện trong phong tục lễ chùa đầu năm. Mặc các bộ Kimono trong dịp năm mới là phong tục cổ xưa của Nhật Bản.

PHONG TỤC VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM Ở NHẬT BẢN 25
Các gian hàng bán quẻ bói và bùa phù hộ đầy màu sắc thu hút rất đông khách viếng chùa

 

Trước khi vào thăm viếng, mọi người sẽ đi qua các gian hàng bán quẻ bói tương lai omikuji, bùa phù hộ omamori hay các thẻ cầu nguyện thi đậu, tình duyên ofuda. Những quẻ bói tốt được giữ lại, quẻ bói không may mắn sẽ được buộc lại các dàn thép bên cạnh như quan niệm bỏ đi sự đen đủi.

PHONG TỤC VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM Ở NHẬT BẢN 36
Những lá xăm không tốt được giữ lại tại chùa 
 

Nhiều năm trước đây, theo thói quen, người ta thường viếng thăm đền chùa vào lúc giao thừa, giữa lúc tiếng chuông vang rền. Hiện nay người ta thường đi viếng đền chùa vào một trong ba ngày đầu năm. Ngoài đi chùa, người Nhật còn đi đền (jinza) với những phong tục được truyền bá từ lâu đời.

PHONG TỤC VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM Ở NHẬT BẢN 48

Các loại bùa hộ mệnh đầy màu sắc với tùy loại chức năng như cầu tài vận, sức khỏe, tình duyên,...
 

Để xin bùa hộ mệnh cho năm mới cần phải điền vào một tờ thông tin. Thường người Nhật hay xin bùa hộ mệnh để ở nơi làm việc ở nhà và mang theo người. Nội dung mong được hộ mệnh có thể chọn trong số những điều mà tờ thông tin có sẵn (tai qua nạn khỏi làm ăn phát đạt, cả nhà bình an, sức khỏe dồi dào… và xin cho những điều cầu nguyền sẽ thành hiện thực).

PHONG TỤC VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM Ở NHẬT BẢN 60

Tập tục và văn hóa đi lễ chùa đầu năm ở Nhật Bản cũng có nhiều nét tương đồng với phong tục của người Việt Nam chúng ta rất đặc sắc và có những nét rất riêng biệt. Đây mới chỉ là một trong số vô vàn những điều hay mà chúng ta cần biết , khám phá về văn hóa đất nước , con người Nhật Bản.

*Các bước lễ chùa đầu năm ở Nhật Bản: (Nhị bái, 2 lần vỗ tay, nhất bái)

– Bước 1: Sau khi đến trước điện thờ, cúi đầu chào và rung chuông.

– Bước 2: Bỏ đồng xu vào trong thùng đựng

– Bước 3: Nhị bái (cúi đầu chào 2 lần)

– Bước 4: Chắp hai tay ngang ngực và vỗ tay 2 lần (khi vỗ, tay phải để thấp hơn tay trái một chút)

– Bước 5: Chắp hai tay ngay ngắn rồi nói lời cầu ước. Sau đó bỏ hai tay xuống.

– Bước 6: Nhất bái (cúi đầu chào)

 

Mỹ Toàn
Viện Đào tạo Quốc tế Hutech 

14581027
Các tin khác
GIA HẠN TUYÊN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP, KINH TẾ NHẬT BẢN CHỊU NHỮNG ẢNH HƯỞNG GÌ? Việc gia hạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp đến ngày 31 tháng này sẽ gây ra một thiệt hại kinh tế rất lớn, GDP sẽ bị giảm 45 nghìn tỷ yên, tương...
10 NĂM TẠO RA “TRÁI TÁO DIỆU KỲ” CỦA LÃO NÔNG KIMURA AKINORI Muốn trồng được giống táo vừa không bị sâu, vừa ngọt, vừa đẹp thì theo truyền thống trong một năm người ta phải phun các loại thuốc bảo vệ thực vật...
"TUẦN LỄ VÀNG" NHẬT BẢN TRỞ THÀNH "TUẦN Ở NHÀ" Chính quyền thành phố Tokyo đang kêu gọi mọi người ở nhà trong thời gian chỉ định từ thứ bảy (25/4) đến ngày 6/5 để giúp ngăn chặn sự lây lan của...
NHẬT BẢN CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH MỞ LẠI CÁC TRƯỜNG HỌC Tại cuộc họp bàn về phương án phòng chống dịch Covid-19 diễn ra tại Phủ Thủ tướng vào chiều ngày 20/3, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra các phương...
NHÓM NGHIÊN CỨU ĐẠI HỌC TOKYO: THUỐC CHỮA VIÊM TỤY CẤP CÓ THỂ DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIRUS CORONA Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 18/3, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Y khoa Đại học Tokyo mà đứng đầu là Giáo sư Inoue Junichiro đã công bố một...
×